Mổ đẻ trước tuần thứ 39 trẻ dễ mắc chứng phổi ướt

,
Chia sẻ

Các bác sỹ cho rằng, mổ đẻ trước thời điểm thai 39 tuần dễ gây hiện tượng trẻ bị chứng phổi ướt (trong phổi trẻ sơ sinh có nước hoặc chất lỏng) và hàng loạt bệnh khác.

Ở Mỹ hiện nay các nhà khoa học đang phát động chiến dịch khuyến khích phụ nữ mang thai sinh đẻ tự nhiên, chứ không mổ đẻ, hoặc nếu mổ đẻ, chỉ nên thực hiện sau khi thai được 39 tuần tuổi.

Một nhóm các nhà khoa học tại Khoa Sản Phụ ĐH Alabama tại Birgmingham, Mỹ, đã tiến hành kiểm tra hồ sơ của 13.258 phụ nữ đã từng có những ca mổ đẻ có kế hoạch.
 
Trưởng nhóm nghiên cứu, tiến sỹ Alan Tita cho biết, so với các trẻ mổ sinh vào tuần thứ 39 hoặc sau đó, các trẻ mổ sinh vào tuần thứ 37, 48 có nguy cơ cao hơn mắc phải các bệnh về đường hô hấp, về lượng đường trong máu và các bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng. Ngoài ra, phần lớn số trẻ mổ sinh đều phải nhận được sự chăm sóc y tế đặc biệt sau khi chào đời.

Ông giải thích: “Những ca mổ đẻ sớm nếu không phải trong trường hợp khẩn cấp sẽ không có lợi cho trẻ sơ sinh, và nếu càng mổ sớm, tỷ lệ nguy hiểm đối với trẻ càng cao”.

Cùng với một danh sách dài các biến chứng hoặc bệnh tật đi kèm với các ca mổ sinh sớm, các nhà nghiên cứu còn nhận thấy xu hướng mổ sinh sớm đang ngày càng tăng trong phụ nữ hiện đại.

Ở Mỹ, có khoảng 30% trẻ sơ sinh ngày nay thuộc dạng mổ sinh. Còn theo một báo cáo từ năm 2005, khoảng 28% số ca sinh nở tại Mỹ trong năm 2001 là các ca mổ đẻ có kế hoạch trước. Con số hiện nay chắc chắn còn cao hơn rất nhiều.

Ngoài các nguy hiểm với trẻ, các bà mẹ cũng sẽ gặp phải các một số nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nếu chọn mổ đẻ, đặc biệt là trước tuần 39. Dù các nguy cơ này có thể không gây ảnh hưởng nhiều, nhưng các bà mẹ vẫn được khuyến khích sinh nở tự nhiên và đúng lịch.

Một ca sinh nở bình thường được cho là từ tuần 39 đến 42 của thời kỳ mang thai.

Mới đây, một nghiên cứu cũng tìm ra rằng 80% trẻ mổ sinh có nguy cơ cao dính bệnh hen.

Nga Việt (Theo ABC)

Chia sẻ