Mẹo xử lý trục trặc đồ bếp
Những đồ gia dụng trong gia đình như: bếp gas, tủ lạnh… khi gặp sự cố hay cần bảo dưỡng đều nhờ đến tay của các đấng mày râu. Nhưng có những sự cố đơn giản trong lúc cần kíp chị em cũng có thể... tự xử.
Tủ lạnh
- Đáy tủ có nước: Do thực phẩm tiết ra nhiều nước, ống dẫn nước thải xả tuyết bị tắc. Bạn có thể tháo ống này ra và rửa sạch.
- Tủ không lạnh: Do bạn để quá nhiều thực phẩm hoặc vị trí núm công tắc rơle không thích hợp. Quay núm công tắc về phía độ lạnh cao hơn và chỉ để một lượng thực phẩm vừa đủ trong tủ lạnh.
- Cách xả tuyết: Trước khi xả, bạn cần cúp điện của tủ lạnh cho đến khi lớp tuyết tan thành nước, không nên dùng đồ cứng cạo lớp tuyết.
- Tủ lạnh có mùi hôi: Khi cho thức ăn vào tủ lạnh hãy đậy nắp kín, nên cắm tủ chạy thường xuyên. Nhớ vệ sinh máng nước.
- Tủ lạnh lâu đông: Kiểm tra âu đựng đá có làm bít lỗ thổi gió không. Cần xả tuyết và chọn khay đá nhỏ, bằng nhôm thay vì khay to bằng nhựa.
- Đáy tủ có nước: Do thực phẩm tiết ra nhiều nước, ống dẫn nước thải xả tuyết bị tắc. Bạn có thể tháo ống này ra và rửa sạch.
- Tủ không lạnh: Do bạn để quá nhiều thực phẩm hoặc vị trí núm công tắc rơle không thích hợp. Quay núm công tắc về phía độ lạnh cao hơn và chỉ để một lượng thực phẩm vừa đủ trong tủ lạnh.
- Cách xả tuyết: Trước khi xả, bạn cần cúp điện của tủ lạnh cho đến khi lớp tuyết tan thành nước, không nên dùng đồ cứng cạo lớp tuyết.
- Tủ lạnh có mùi hôi: Khi cho thức ăn vào tủ lạnh hãy đậy nắp kín, nên cắm tủ chạy thường xuyên. Nhớ vệ sinh máng nước.
- Tủ lạnh lâu đông: Kiểm tra âu đựng đá có làm bít lỗ thổi gió không. Cần xả tuyết và chọn khay đá nhỏ, bằng nhôm thay vì khay to bằng nhựa.
|
Ảnh minh họa. |
Bếp gas
- Bếp gas không bắt lửa: Bạn chỉ cần lặp lại động tác bật lửa liên tục cho đến khi không khí trong ống dẫn gas bị tống hết ra ngoài. Nếu dây dẫn gas bị gãy dập, bạn nên thay mới để đảm bảo an toàn. Kiểm tra bộ đánh lửa nếu bị bẩn, bạn cần tháo kiềng bếp dùng vải khô để lau sạch bộ đánh lửa.
- Lửa cháy không đều: Do khe thoát lửa bị hẹp, bạn cần tháo hoa sen ra và vệ sinh sạch khe thoát lửa, sau đó dùng vải khô lau sạch. Nếu ngọn lửa liếm cả phía dưới bếp gas và ngửi thấy mùi gas, tức là phần bông sen đã bị hỏng, bạn nên thay mới.
- Lửa bị đỏ: Xử lý bằng cách thường xuyên vệ sinh bếp gas. Tuy nhiên, cũng có trường hợp ngọn lửa bị đỏ là do nhà bạn mới sơn hoặc quét vôi mới. Hiện tượng này không cần xử lý, khoảng vài ngày tự nhiên sẽ hết.
- Lửa cháy có mùi gas: Cần tắt bếp, khóa van bình gas và kiểm tra lại dây dẫn để bảo đảm an toàn. Nếu ngửi thấy mùi gas đậm đặc, bình rò rỉ tạo thành tuyết bám xung quanh, phải nhanh chóng mở cửa, dùng quạt tay quạt bớt khí gas. Không bật lửa lên xem, không bật quạt điện, tránh tia đánh lửa của quạt gây cháy. Lấy xà phòng bít vào chỗ khí gas thoát ra, phun nước vào bình, nếu thấy bình phồng lên ngay lập tức chạy thoát ra ngoài, đề phòng bình gas nổ.
Lò vi sóng
- Lò vi sóng có tiếng ồn trong lúc vận hành: Bật chế độ mâm xoay nhưng bánh xe dưới giá đỡ mâm xoay không chuyển động. Hãy vệ sinh giá đỡ mâm xoay và những khu vực nước bị trào hoặc bắn ra ở dưới mâm xoay.
- Có hiện tượng đánh tia lửa điện giữa thiết bị và dụng cụ chứa thực phẩm trong khoang lò vi sóng: Kiểm tra dụng cụ đựng thức ăn vì chỉ nên sử dụng những loại dành riêng cho lò vi sóng.
- Bị khói trên vỉ nướng khi bắt đầu đốt nóng thanh nhiệt: Vệ sinh những phần thức ăn dư thừa bám trên bề mặt vỉ nướng.
- Lò vi sóng có tiếng ồn trong lúc vận hành: Bật chế độ mâm xoay nhưng bánh xe dưới giá đỡ mâm xoay không chuyển động. Hãy vệ sinh giá đỡ mâm xoay và những khu vực nước bị trào hoặc bắn ra ở dưới mâm xoay.
- Có hiện tượng đánh tia lửa điện giữa thiết bị và dụng cụ chứa thực phẩm trong khoang lò vi sóng: Kiểm tra dụng cụ đựng thức ăn vì chỉ nên sử dụng những loại dành riêng cho lò vi sóng.
- Bị khói trên vỉ nướng khi bắt đầu đốt nóng thanh nhiệt: Vệ sinh những phần thức ăn dư thừa bám trên bề mặt vỉ nướng.
Theo Gia đình