Mẹo vệ sinh tủ bếp
Bộ tủ bếp bằng gỗ tự nhiên hay gỗ veneer dù đã qua các công đoạn tẩm sấy, xử lý tránh cong vênh, mối mọt.
Ở nhiệt độ cao, dầu mỡ bốc hơi bám vào tường, sàn, bàn, tủ bếp... Sau một thời gian phân hủy và gây mùi khó chịu. Ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sức khỏe của gia đình bạn.
Để hạn chế hơi dầu mỡ, khi nấu ăn, không nên để nhiệt độ dầu quá cao. Bởi dầu sôi quá già sẽ vừa hại cho sức khỏe, lại sinh ra lượng lớn khí dầu. Tốt nhất, nên chờ dầu/mỡ nóng tầm 7 phần là bạn có thể cho thức ăn vào xào, nấu...
Tạo sự thông thoáng
Kể cả khi trong nhà đã lắp đặt máy hút mùi hay quạt thông gió, bạn vẫn nên mở các cửa sổ để hơi dầu mỡ và mùi thức ăn có thể bay ra bên ngoài một cách tối đa.
Ngoài ra, vào sáng sớm, bạn cũng nên mở cửa sổ cho thoáng phòng bếp. Bởi các hơi dầu mỡ sau khi ngưng tụ lên tường, bệ bếp và các đồ vật qua đêm sẽ sản sinh ra mùi khó chịu và chất độc.
Che chắn thiết bị bếp, tủ bếp
- Các đồ vật khác, nên cất vào tủ, kệ xa bếp nấu ăn.
- Khi chế biến các món chiên, nên lót giấy ăn/thấm dầu vào bề mặt bếp ga, bệ bếp để tránh dầu mỡ bắn ra xung quanh, bám vào các đồ vật này.
- Không treo quần áo gần bếp vì vải là vật hút hơi dầu mỡ và mùi hôi nhanh chóng nhất.
Máy hút mùi
Để khử mùi dầu mỡ và thức ăn, bạn có thể áp dụng các cách sau:
- Đốt nến thơm (có bày bán rất nhiều trong siêu thị) trong khi nấu. Chú ý đặt gần nơi nấu ăn, tránh xa bình ga và thổi tắt sau khi rời phòng bếp.
- 2 ngày đốt vỏ bưởi (đã phơi khô) 1 lần, khử mùi rất hiệu quả.
- Lắp đặt máy hút mùi than hoạt tính (hãng Zenka hoặc Faber), khử mùi tốt. Chỉ phải thay lớp than mới mỗi năm 1 lần.
Làm sạch đồ làm bếp
Đối với sàn nhà bị dính dầu mỡ, hãy tẩm giấm ăn vào giẻ lau, vết bẩn sẽ được lấy đi một cách nhẹ nhàng.
Trên dụng cụ nấu nướng cũng dễ có dầu mỡ bám vào. Bạn có thể vớt một chút nước cơm (khi cơm sôi) đổ lên các vật dụng này. Khi nguội đi, khô lại, nước này đóng thành mảng, dính theo cả vết bẩn dầu, dễ lấy được vết bẩn đi.