Không cha mẹ nào nuôi con mà muốn bé bị sụt cân, biếng ăn, thế nhưng cái vòng luẩn quẩn thấy con sụt cân rồi cha mẹ ép ăn vẫn không kết thúc.
"Thành thật mà nói thì youtube, tiktok và các kênh trên internet vừa là tài nguyên vô tận, vừa là bãi rác khổng lồ...", chị Hà chia sẻ.
Là một người mẹ của hai cô con gái cũng đang ở độ tuổi thay đổi tâm sinh lý, chị Thu Hà - một nhà báo hiện đang sống và làm việc ở TP HCM, cũng là tác giả cuốn sách: "Con nghĩ đi, mẹ không biết" đã có những chia sẻ rất hữu ích về cách làm sao để dạy con yêu đúng cách.
Mình thích tặng cô vào cuối năm, sau khi con đã học xong rồi, như 1 lời cảm ơn, chứ không hàm ý gửi gắm nhờ vả và kỳ vọng.
Dù cho con cần câu hay cho con con cá, thì cũng không bằng cho con khát vọng đi câu. Con phải ham đi ra, ham khám phá, ham học hỏi và hướng thượng. Con phải thấy việc du học là ước muốn của mình, chứ không phải ước muốn của bố mẹ.
"Đã có ai nhìn thấy bé nào bị tử vong vì không tắm hay vì sâu răng, vì điểm thấp chưa? Nhưng tôi đã gặp nhiều người tử vong vì buồn chán và thất vọng...
"Bao nhiêu ông bố đi sáng, về khuya, nai lưng cật lực, lao tâm khổ trí ở văn phòng, và giao khoán con cho vợ, cho tivi và người giúp việc? Ngay cả những buổi họp phụ huynh, gọi rõ là "phụ huynh", mà phần lớn toàn thấy mẫu mẫu thôi à".
Nếu con không phải trả giá thì kinh nghiệm mãi mãi là của người khác, chẳng bao giờ biến thành của bản thân mình.
Chỉ bằng những ký tự lặng lẽ, những cái chạm nhẹ tênh của 1 ngón tay là có thể hành hạ được người khác. Và người khác, không bằng xương bằng thịt để con có thể thấu cảm, mà “người khác” chỉ là cái avatar bé xíu như đầu đũa. Thật khó nhìn thấy cảm xúc và nỗi đau khổ của họ.
Nên làm gì khi con mình bị bắt nạt luôn là một câu hỏi nhức nhối mà nhiều bậc cha mẹ vẫn chưa tìm được đáp án.