Mẹ thường làm 2 việc này trước mặt con sẽ khiến con hiếu thảo hơn
Một số bậc cha mẹ thường chỉ chú trọng đến việc dạy con 'thành rồng phượng' mà bỏ qua lời nói và việc làm của bản thân. Họ muốn con cái hiếu thảo với mình sau này nhưng lại bất hiếu với người lớn tuổi.
Một cư dân mạng ở Trung Quốc từng chia sẻ câu chuyện: "Mẹ tôi rất nóng tính, khi tôi còn nhỏ thường phải chịu những lời cằn nhằn của bà. Mặc dù đôi khi thấy mệt mỏi, nhưng từ tận đáy lòng, tôi vẫn yêu mẹ rất nhiều. Tết nào mẹ tôi cũng mua hai thứ như quần áo, giày dép, mũ nón, bà ngoại và bà nội, mỗi người mua một thứ, không bao giờ thiên vị.
Bây giờ đã lập gia đình, tôi chịu ảnh hưởng sâu sắc từ mẹ, rất tôn trọng mẹ chồng, sống hòa thuận với gia đình. Con trai tôi thường giúp tôi làm việc nhà khi đi học về, khiến tôi rất hài lòng. Tôi luôn cảm thấy tình yêu thương được truyền cho nhau. Thái độ của mẹ tôi đối với mẹ chồng ảnh hưởng trực tiếp đến thái độ của tôi đối với bà và cả mẹ chồng tôi. Tôi kết hôn lâu như vậy nhưng không có cái gọi là mâu thuẫn gay gắt giữa mẹ chồng - con dâu gì cả".
Nhà giáo dục người Ukraine, Vasyl Oleksandrovych Sukhomlynsky, từng nói: "Một thời điểm nào đó, khi bạn nhìn vào con, bạn sẽ nhìn thấy chính mình. Khi bạn giáo dục con cũng là bạn giáo dục chính mình và kiểm tra nhân cách của chính mình". Chẳng hạn, nếu bạn không hiếu thảo với cha mẹ và có thái độ không tốt với người già, con cái có thể cảm thấy đây là điều bình thường. Khi trẻ lớn lên trong gia đình như vậy, chúng có thể hình thành sự thiếu tôn trọng người khác.
Trong một gia đình, nếu người mẹ làm được hai việc này, con cái lớn lên cũng thường rất hiếu thảo và biết cư xử:
1. Hiếu thảo với người lớn tuổi
Một bà mẹ chia sẻ: "Lần trước, mẹ chồng tôi gọi điện hỏi chúng tôi sẽ đi chơi ở đâu, chồng tôi kể kế hoạch ba ngày nghỉ lễ của gia đình, đầu dây bên kia tạm dừng vài giây, sau đó chúc cả nhà đi chơi vui vẻ. Tôi cúp điện thoại, nghĩ về điều đó và đề nghị rằng chúng tôi nên trở về thăm nhà thì tốt hơn. Mẹ chồng thấy con cháu bước vào cửa có chút kinh ngạc, sau đó liền rất vui vẻ bận rộn nấu nướng. Tôi hiểu, con người càng lớn tuổi thì tâm lý càng cô đơn, hy vọng con cái có thể ở bên mình, cũng hy vọng con cái có thể có sự nghiệp nhưng vẫn thường xuyên về nhà cùng cha mẹ.
Vào Ngày của Mẹ sau đó, tôi nhận được một món quà từ con trai, là một tác phẩm cắt giấy khiến tôi cảm thấy rất hạnh phúc. Con trai tôi nói rằng khi nhìn thấy tôi chuẩn bị quà Ngày của Mẹ cho hai bà vào ngày trước, nó cũng muốn bí mật dành một bất ngờ cho tôi. Rõ ràng, lòng hiếu thảo của chúng ta đối với người lớn tuổi sẽ luôn được con cái nhìn thấy".
Một số bậc cha mẹ thường chỉ chú trọng đến việc dạy con thành rồng phượng mà bỏ qua lời nói và việc làm của bản thân. Họ muốn con cái hiếu thảo với mình sau này nhưng lại bất hiếu với người lớn tuổi.
Trên thực tế, muốn nuôi dạy một người con hiếu thảo, ngoài việc đảm bảo cho con một cuộc sống đầy đủ và một môi trường phát triển tốt, thì việc làm gương của cha mẹ là quan trọng hơn cả. Cha mẹ là người thầy tốt nhất của con cái, và nếu muốn con mình trở thành những gì chúng ta muốn chúng trở thành, thì trước tiên chúng ta phải như vậy.
Các bậc phụ huynh nên hướng dẫn trẻ cách biết kính trên nhường dưới, biết quan tâm đến mọi người đặc biệt là ông bà, cha mẹ, anh chị em, người thân, bè bạn... Khuyến khích con quan tâm hỏi han chăm sóc các thành viên trong gia đình hàng ngày, khi người thân đau ốm bệnh hoạn cần cư xử như thế nào từ những việc đơn giản nhất. Dạy trẻ biết hỏi thăm, an ủi động viên, thăm nom... khi có người thân cần sự giúp đỡ.
2. Lắng nghe mọi người
Người giỏi lắng nghe ý kiến của người khác sẽ có thể sửa chữa khuyết điểm của mình. Làm cha mẹ nếu có thể lắng nghe ý kiến của con cái sẽ khiến trẻ cảm thấy mình có địa vị trong gia đình và trở nên ngoan ngoãn. Mối quan hệ giữa cha mẹ con cái cũng trở nên khắng khít, hài hòa.
Tạo một bầu không khí biết lắng nghe trong gia đình sẽ giúp nuôi dưỡng ở trẻ khả năng thấu hiểu người khác, cũng như những cảm giác lành mạnh trong mọi mối quan hệ với người khác. Hãy gạt bỏ những phương tiện gây trở ngại cho cuộc nói chuyện. Tắt ti vi, tìm khoảng thời gian yên lặng để cha mẹ và con cái có nhiều thời gian nói chuyện với nhau hơn.