Mẹ Sài Gòn "mếu máo" vì làm giá đỗ lại hay bị ra lá, đây chính là 2 nguyên nhân ít người biết

K.T,
Chia sẻ

Cách làm giá đỗ không bị ra lá đơn giản như thế nào mời bạn đọc tham khảo 2 nguyên nhân sau để tránh đừng mắc phải.

Câu hỏi:

Vì sao mình làm giá đỗ lần nào cũng ra lá. Ban đầu nghĩ là do để lâu quá vì mình để 3 ngày 3 đêm. Vậy nên lần làm giá sau mình đã bớt thời gian lại còn 3 ngày hai đêm nhưng vẫn vậy.

Tới lần tiếp theo mình nghĩ do dày quá, đỗ xanh xếp chồng lên nhau nên đã làm thưa ra hơn chỉ 1 lớp, không chồng lên nhau. Mỗi ngày tưới 2 lần, kê rổ lên chậu hở đáy ráo nước mà kết quả vẫn bị ra lá.

Nguyên nhân là gì có thể chỉ giúp mình với?

Câu hỏi của chị Thu Huyền (tại Sài Gòn) cũng là thắc mắc chung của nhiều người mới học làm giá đỗ trong mùa dịch. Bởi giá đỗ làm rất đơn giản nhưng không phải ai cũng có kinh nghiệm làm được giá đỗ ngon. Có người làm thì bị thối, bị hỏng, có người thì giá không nảy mầm, có người thì giá đỗ lại ra lá.

Trong số đó có rất nhiều người làm giá đỗ bị ra lá. Tại sao giá đỗ lại bị ra lá như vậy? Và cách làm giá đỗ không bị ra lá như thế nào? Cậu trả lời rất đơn giản thôi.

Đỗ xanh chị Thu Huyền ngâm 7 tiếng và rải đều ra ra rổ. Ảnh: NVCC

2 lần thử đi thử lại dù giảm ngày, giảm độ dày xếp giá thì đều cho thành quả giá bị ra lá xanh. Ảnh: NVCC

1. Hạt đỗ xanh tiếp xúc với ánh sáng khiến giá quang hợp và ra lá

Khi làm giá đỗ có lời khuyên và mẹo mà nhiều người thường sử dụng đó là dùng thùng xốp đậy thật kín hoặc dùng khăn tối màu, túi bóng đen chùm giá. Không phải tự dưng họ lại làm điều đó. Việc ủ kín giá, không để tiếp xúc với ánh sáng của mặt trời sẽ giúp giá không quang hợp, tránh sản sinh ra lá.

2. Tương tự, cũng nên ít mở ra "thăm giá" để tránh cây quang hợp ra lá

Nhiều chị em mới làm giá đỗ lần đầu dù biết cách bọc kín giá bằng thùng xốp hoặc túi đen rồi nhưng lại thường tò mò muốn biết cây giá mình trồng phát triển đến đâu, cao lớn nhường nào. Vì thế mà một ngày tới cả chục lần hoặc hơn mở ra để "thăm giá". Tuy nhiên việc mở nhiều ra thăm giá cũng khiến ánh sáng mặt trời lọt vào bên trong khiến giá quang hợp và sinh sôi lá rất nhiều.

Chính vì thế để hạn chế giá đỗ ra lá thì bạn phải bọc thật kín để không lọt ánh sáng vào cũng không nên mở ra thăm nhiều. Một ngày chỉ nên thăm giá khoảng 1 lần khi tưới nước là vừa đủ.

Vì sao làm giá đỗ lại hay bị ra lá, đây chính là 2 nguyên nhân ít người biết - Ảnh 5.

Nên dùng túi bóng đen bọc lại hoặc đậy kín tránh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời thì giá mới không quang hợp để ra lá được.

Chỉ cần bạn lưu ý điều này là giá sẽ không bị ra lá dài và xanh nữa. Ngoài ra, nhiều chị em còn nhận xét giá đỗ của chị Thu Huyền còn hơi gầy, chưa được mập mạp. Muốn cải thiện hơn thì có thể dùng vật cứng chèn thật chặt giá lại thì cây sẽ phát triển to hơn. Ngoài ra, khi mua giống cũng cần chọn hạt đỗ xanh chất lượng tốt thì ra giá mới mập ngon được.

Cùng chiêm ngưỡng thêm 1 vài thành quả "giá mập mạp, trắng tinh" của các bà nội trợ trong mùa dịch này để có thêm động lực làm giá thành công tại nhà chị em nhé:

Vì sao làm giá đỗ lại hay bị ra lá, đây chính là 2 nguyên nhân ít người biết - Ảnh 6.

Nguồn ảnh: Tố Nhi.

Vì sao làm giá đỗ lại hay bị ra lá, đây chính là 2 nguyên nhân ít người biết - Ảnh 7.

Giá làm bằng hộp sữa. Nguồn ảnh: Lotus Pham.

Thành quả giá đỗ làm sau 2,5 ngày. Nguồn ảnh: Nguyễn Thị Yến.

Vì sao làm giá đỗ lại hay bị ra lá, đây chính là 2 nguyên nhân ít người biết - Ảnh 9.

Giá đỗ làm bằng túi lưới mập mạp. Nguồn ảnh: Hoa Hong Bach.

Chia sẻ