Mẹ qua đời, người đàn ông được thừa kế tài sản 70 tỷ đồng: Chưa kịp nhận đã bị anh chị em kiện ra tòa
Người đàn ông Trung Quốc không ngờ được rằng mẹ ra đi chưa được bao lâu, bản thân lại bị những người anh chị em ruột đâm đơn kiện vì tranh chấp tài sản.
Tranh giành căn nhà cũ
Ông Đỗ Tân Dân là con thứ 5 trong một gia đình có 6 anh chị em ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Vốn dĩ gia đình họ luôn sống hạnh phúc, êm đềm và thương yêu lẫn nhau. Nhưng hiện tại, tất cả đã trở mặt thành thù và câu chuyện bắt đầu từ một căn tứ hợp viện.
Tứ hợp viện là công trình nhà ở theo kiến trúc cổ đặc trưng ở thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc, với 4 dãy nhà bao quanh một mảnh sân hình vuông ở trung tâm. Ngôi nhà của gia đình ông Đỗ Tân Dân nằm ở rìa đường vành đai Tây số 2 nhộn nhịp ở Bắc Kinh, có thể coi là nơi thịnh vượng nhất tại thủ đô Trung Quốc. Đỗ Tân Dân cho biết, năm 1954 cha mẹ ông đã thuê căn nhà này để ở, về sau, họ bỏ ra 3 triệu NDT (khoảng 10,5 tỷ đồng) để mua đứt nó.
Đến khi trưởng thành, chị cả và các anh em trai của ông đều kết hôn rồi ra ở riêng, chỉ còn gia đình Đỗ Tân Dân ở lại chăm sóc cha mẹ già trong suốt hàng chục năm. Cứ như vậy đến cuối năm 2007, cha ông qua đời và mẹ cũng ra đi 9 tháng sau đó.
Sau cái khi mẹ qua đời, ông Đỗ Tân Dân cùng vợ và con trai vẫn tiêp tục sống trong căn tứ hợp viện như trước, thậm chí ông còn dự định sẽ an hưởng tuổi già ở đây đến hết đời. Nhưng ông không ngờ được rằng chỉ ít lâu sau, bản thân lại bị chính anh chị em ruột của mình kiện ra tòa.
Theo các anh chị em của Đỗ Tân Dân, căn nhà là của cha mẹ họ, vì vậy nếu cha mẹ qua đời thì phải chia đều tài sản cho tất cả các anh em. Mặc dù suốt hơn 40 năm qua, chỉ có vợ chồng ông phụng dưỡng cha mẹ, các anh chị em khác chỉ thỉnh thoảng gửi một khoản tiền trợ cấp nhỏ, nhưng họ cho rằng tất cả đều đã làm tròn bổn phận của mình.
Từ sau khi bắt đầu gửi đơn kiện và tranh chấp, anh chị em của Đỗ Tân Dân thường tìm đến nhà tranh cãi và làm phiền gia đình ông. Sự việc khiến Đỗ Tân Dân vô cùng buồn phiền, dẫn đến sức khỏe ngày một sa sút đến mức phải nhập viện. Nhưng điều đó vẫn không khiến những người thân kia bỏ cuộc, họ liên tục gây sức ép và đòi ông đưa ra được di chúc, hoặc bất cứ giấy tờ nào chứng minh quyền thừa kế căn nhà.
Trước đây, vợ chồng Đỗ Tân Dân cũng là nhân viên của doanh nghiệp nhà nước. Theo thủ tục thông thường ở thời điểm đó, họ cũng có thể được cấp cho một căn nhà để ở. Tuy nhiên, vì để tiện chăm sóc cha mẹ già ông đành nghỉ công việc ở cơ quan và từ bỏ luôn suất trợ cấp nhà ở được cấp.
Căn nhà của cha mẹ Đỗ Tân Dân diện tích không lớn và đã xuống cấp, nhưng nó vẫn tọa lạc trong khu đất đắt đỏ bậc nhất Bắc Kinh. Ước tính cả căn nhà tứ hợp viện có giá trị là 20 triệu NDT (khoảng 70 triệu đồng). Dù vậy, vợ chồng Đỗ Tân Dân vẫn không có ý định bán nó đi kể cả khi cha mẹ đều đã qua đời.
Hàng xóm xung quanh cũng cho biết, Đỗ Tân Dân là một người con hiếu thảo. Ban đầu, khi cha mẹ bảo 2 vợ chồng về ở cùng, vợ chồng ông cũng rất đắn đo, nhưng vì thương cha mẹ tuổi già sức yếu nên mới đồng ý. Trong thời gian sống chung, họ chăm sóc cha mẹ rất tận tình và chưa từng than khó ngại khổ.
Tình cảm gia đình rạn nứt vì quyền thừa kế và phán quyết cuối cùng
Đỗ Tân Dân cho biết, trước khi mẹ qua đời đã giao hết cho ông giấy tờ sở hữu nhà đất. Trước đó, cha ông cũng từng nói với ông đã lập di chúc và để lại căn nhà cho Đỗ Tân Dân. Tuy nhiên, vì trong cả gia đình, chị cả của ông là người có học vấn cao nhất nên di chúc giao cho chị cả giữ.
Về phía người chị cả, người này bác bỏ việc giữ di chúc và thậm chí còn cáo buộc ông Đỗ Tân Dân nói dối. Trước đây, chị cả là một trong những người thân thiết nhất với Đỗ Tân Dân trong gia đình, nhưng sau sự việc này tình cảm của họ đã bị rạn nứt, những người anh em khác cũng lạnh nhạt với ông.
Chỉ có chị cả biết về di chúc nhưng không chịu thừa nhận hay đứng ra làm chứng, nên chuyện nhà cửa tiếp tục tranh cãi từ năm 2009 cho đến năm 2017 vẫn không có hồi kết. Trong lúc Đỗ Tân Dân đang bị bệnh nặng, người em trai út và gia đình anh trai thứ 2 tiếp tục gửi đơn kiện ông.
Thậm chí, cả gia đình sau đó còn xuất hiện trên một chương trình hòa giải của đài truyền hình Bắc Kinh để kể về sự việc. Nhưng trong chương trình, các anh chị em không hề quan tâm đến hoàn cảnh hiện tại của Đỗ Tân Dân, cũng không xem xét về việc cả gia đình ông sẽ sống ở đâu nếu căn nhà bị lấy đi. Đồng thời, họ còn yêu cầu Đỗ Tân Dân giao giấy tờ sở hữu nhà ngay trong chương trình.
Năm 2017, khi các khu phố cũ ở Bắc Kinh tiếp tục được cải tạo, không muốn Đỗ Tân Dân nhận được chi phí đền bù, những người anh em lại lần nữa đâm đơn kiện ông. Sau khi tiếp nhận vụ án này, tòa án Quận Tây Thành, Bắc Kinh nhận thấy không thể giải quyết thông qua xét xử dân sự đơn giản.
Những người tranh chấp đều là anh em nên một khi tòa án ra phán quyết, mối quan hệ gia đình sẽ hoàn toàn tan vỡ, vì vậy tòa án đã áp dụng cơ chế giải quyết tranh chấp bằng cách hòa giải. Sau khi luật sư nói chuyện với cả 2 bên 12 lần, những anh chị em khác đồng ý chia cho 40% cho Đỗ Tân Dân. Cuối cùng, tòa án đưa ra phán quyết Đỗ Tân Dân được nhận 42% quyền lợi trên tổng số tài sản cha mẹ để lại, phần còn lại chia đều cho những người khác.
Lúc này, Đỗ Tân Dân đã chấp nhận kết quả hòa giải. Sở dĩ ông chấp nhận vì muốn kết thúc sự việc này và không muốn muốn quan hệ với người thân trong gia đình rạn nứt. Sau khi hòa giả, lần đầu tiên cả đại gia đình cùng nhau chụp ảnh lưu niệm sau suốt hàng chục năm. Bức ảnh chụp chung cuối cùng của họ là từ những năm 1990. Mặc dù đã trải qua nhiều sự việc rắc rối, nhưng đối với Đỗ Tân Dân, đây vẫn là một bức ảnh này vô cùng quý giá.
(Theo Baijiahao)