Mẹ dọn phòng thấy nhật ký của con gái ghi "sách trả thù", đọc 7 chữ đầu tiên đã khiến mẹ "lạnh gáy", liền hối hận về bản thân

Bob V,
Chia sẻ

Đọc nhật ký của con gái xong, người mẹ không khỏi sốc, chị cũng vô cùng hối hận về bản thân.

Dù ở xã hội hiện đại song vẫn còn những tư tưởng, truyền thống được con người giữ lại mặc cho điều đó không còn phù hợp. Trong đó vấn đề trọng nam khinh nữ là điều mà dù nhiều người đã lên tiếng muốn loại bỏ nhưng vẫn không thể nào xóa nhòa hoàn toàn ở các gia đình Á Đông.

Kể từ khi Trung Quốc áp dụng chính sách khuyến khích sinh con thứ 2 trở lên, nhiều gia đình đã thực sự vui mừng, trong đó có gia đình của chị Hồ. Chị đã lấy chồng và có một cô con gái lên 7 tuổi. Sau đó, chị mang thai thêm lần nữa và sinh thêm một bé trai, cậu bé năm nay đã gần 2 tuổi.

Mẹ dọn phòng thấy nhật ký của con gái ghi sách trả thù, đọc 7 chữ đầu tiên đã khiến mẹ lạnh gáy, liền hối hận về bản thân - Ảnh 1.

Cô bé viết sổ nhật ký đặt tên là "quyển sách trả thù" khi thấy mẹ chiều chuộng em trai hơn mình. (Ảnh minh hoạ)

Một ngày nọ, sau khi đưa con gái đến trường và cho con trai ăn sáng xong, người mẹ bắt đầu công việc hằng ngày của mình là dọn dẹp nhà cửa. Chị cũng dọn cả phòng của con gái mình. Trong khi xếp lại đông sách vở của con, chị bỗng thấy một quyển sổ nhật ký có ghi là "quyển sách trả thù". Sau khi lật mở nội dung bên trong, chị không khỏi bàng hoàng.

Lật trang đầu tiên, nội dung nguệch ngoạc được viết chỉ vỏn vẹn 7 chữ: "Mẹ thích con trai hơn con gái!".

Sau đó, người mẹ họ Hồ tiếp tục lật mở các trang phía sau, nội dung khiến chị sốc không kém. Mỗi trang cũng chỉ ghi vài dòng và hầu như nội dung cũng chỉ xoay quanh việc cô con gái ghét mẹ mình ra sao. Nào là "Mẹ thích em trai, không thích mình" hay "Mẹ là một người tồi tệ", "Mẹ yêu em trai rất nhiều, biết vậy tôi sẽ không để mẹ có em trai!".

Mẹ dọn phòng thấy nhật ký của con gái ghi sách trả thù, đọc 7 chữ đầu tiên đã khiến mẹ lạnh gáy, liền hối hận về bản thân - Ảnh 2.

Ảnh minh hoạ

"Cuốn sách trả thù" của cô con gái là những bộc bạch của em về những bất công, những sự phân biệt đối xử mà em đã chịu trong suốt thời gian qua. Một đứa trẻ 7 tuổi vẫn chưa thể nhận thức được mọi thứ và sức chịu đựng luôn có giới hạn, các em luôn cần sự che chở, yêu thương. 

Sau khi đọc được những dòng chữ nguệch ngoạc của con, chị Hồ vô cùng hối hận vì vô tình đã làm tổn thương đến con gái. Từ đây chị đã rút ra một bài học sâu sắc không để con gái phải chịu thiệt thòi trong cuộc sống hằng ngày.

Sinh ra trong các gia đình có truyền thống trọng nam khinh nữ, trẻ sẽ gặp phải điều gì?

1. Con trai rất dễ trở nên ích kỷ

Vì nhận được sự ưu tiên trong cuộc sống dễ khiến con trai trong nhà có tính cách ngạo mạn và không biết chia sẻ hay yêu thương chị em của mình. Một cậu bé, từ nhỏ đã được chiều chuộng quá mức bởi người lớn sẽ có xu hướng xem mình là trung tâm của cả gia đình và tự cho phép bản thân làm những điều mình muốn mà không phải câu nệ hay tỏ ra tôn trọng người lớn.

2. Con gái sẽ cảm thấy tự ti và nhút nhát

Những bé gái bị đối xử bất công ở nhà từ nhỏ sẽ có xu hướng trở nên nhạy cảm và tự ti vì ngay từ khi chào đời, gia đình đã không cho em cảm giác được bảo vệ và tôn trọng. Điều này sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy khi trẻ lớn lên như bị ám ảnh ký ức tuổi thơ, có mối quan hệ không tốt với các thành viên trong gia đình,...

Mẹ dọn phòng thấy nhật ký của con gái ghi sách trả thù, đọc 7 chữ đầu tiên đã khiến mẹ lạnh gáy, liền hối hận về bản thân - Ảnh 4.

3. Anh chị em ruột sẽ có khoảng cách

Trong các gia đình có tư tưởng gia trưởng, mối quan hệ giữa anh chị em ruột thịt hiếm khi hòa thuận, và sự khác biệt trong cách đối xử của cha mẹ thực sự đặt hai người vào hai phía đối lập nhau.

Nếu con trai được dạy dỗ rằng con gái sinh ra là vô ích, tất nhiên đứa trẻ ấy chẳng hề dành sự tôn trọng hay quan tâm đến chị/em gái của mình. Ở chiều ngược lại, các bé gái cảm thấy điều đó rất bất công và đặt câu hỏi rằng tại sao cùng là con của bố mẹ mình mà em lại phải chịu đựng những định kiến này?

Suy cho cùng, trọng nam khinh nữ là một tư tưởng đã không còn phù hợp ở xã hội hiện đại. Muốn gia đình - những tế bào của xã hội trở nên êm ấm, các thành viên hòa thuận với nhau thì hãy bỏ qua những quan niệm bất bình đẳng giới mà người xưa đã đặt ra.

Theo Sohu

Chia sẻ