Mẹ đảm mách bí quyết làm gia vị khô bằng nồi chiên không dầu cực đỉnh, nấu ăn vừa nhàn vừa ngon hơn hẳn!
Với cách làm đơn giản bạn đã có những lọ gia vị khô thơm ngon để tẩm ướp và nêm nếm, cực kỳ tiện lợi trong lúc nấu nướng.
Mới đây trên nhóm Yêu bếp, chị Lê Huyền đã chia sẻ bí quyết làm gia vị khô, khiến các thành viên trong nhóm đều xuýt xoa trước sự sáng tạo và thuận lợi khi thực hiện cách làm này. Chỉ sau một ngày đăng tải, bài chia sẻ đã nhận được hàng ngàn lượt like cũng như bình luận và chia sẻ.
Chị Huyền chia sẻ: "Mọi người thấy mình hay nói rằng nấu đồ ăn mất tầm 30 phút. Kể cả nấu phở, nấu bún cũng vậy. Thực tình nấu phở, bún chắc mất 5-7 phút thôi. Nói vậy có lẽ mọi người vẫn không tin nhưng bí kíp của mình chính là ở các gia vị này. Gia vị đầy đủ thì món ăn sẽ thơm ngon. Các gia vị mình thường làm những lọ sẵn như vậy. Khi tẩm ướp sẽ dễ ngấm vào thức ăn hơn, bớt đi được thời gian. Cứ làm mỗi thứ 500g thì ăn trong vòng 2 tháng thoải mái."
Cách làm vô cùng đơn giản: Bạn rửa sạch các nguyên liệu rồi thái mỏng. Cho vào nồi chiên không dầu sấy khô (nhiệt 115 độ 35 phút), sau khi sấy khô để nguội hoàn toàn rồi cho vào máy xay nhuyễn.
Chi tiết cách làm từng loại được chị Huyền chụp ảnh và ghép lại cực cụ thể.
Làm bột gia vị này rất tiện lợi khi dùng ướp thịt làm món nướng, thịt ngấm thơm gia vị mà khi nướng không lo các loại tỏi, hành bị cháy trước mà thịt còn chưa chín.
Chị Huyền chia sẻ thêm: "Khi thái các nguyên liệu phải có độ mỏng như nhau để khi sấy sẽ khô đều và phải sấy khô giòn, nếu nguyên liệu vẫn ẩm là khi xay sẽ bị bết dính và không giữ được lâu".
Ngoài ra về thời gian sử dụng sẽ phụ thuộc vào quá trình bảo quản. Nếu bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh có thể lên tới hàng năm, nếu bên ngoài khô thoáng sẽ được 6 tháng.
CÁCH PHÂN BIỆT GIỮA HÀNH - TỎI - GỪNG TRUNG QUỐC VỚI VIỆT NAM
Hành khô:
- Hành khô Trung Quốc thường có củ tròn to, mỗi củ chỉ có 1 tép hành khô, vỏ bên ngoài rất mỏng và có màu đỏ nhạt. Loại hành củ này khi ăn thì không có mùi thơm đặc trưng.
- Trong khi đó, hành khô Việt Nam thường có củ nhỏ, mỗi củ có nhiều tép, vỏ hành dày và có mùi thơm đặc trưng khi sử dụng.
Tỏi:
- Tỏi Việt Nam với nhiều thương hiệu nổi tiếng như tỏi Lý Sơn, tỏi Đà Lạt, tỏi Bắc… thường có vỏ khó bóc nhưng có mùi thơm đặc trưng. Trong khi đó, tỏi Trung Quốc bóc vỏ rất dễ nhưng lại có mùi hăng và không thơm.
- Đặc điểm nhận dạng của tỏi Việt Nam là củ nhỏ, mỗi củ có nhiều tép nhỏ, vỏ bên ngoài thường có màu trắng hoặc nâu tím và có phần đầu thường chụm lại. Còn tỏi Trung Quốc lại có củ rất to, mỗi củ có ít tép, vỏ bên ngoài có màu trắng hơi vàng và đầu tách xòe ra.
Gừng:
- Gừng Trung Quốc thì có củ to và thường đều nhau, mỗi củ có ít nhánh và lớp vỏ bên ngoài thường sạch sẽ, sáng bóng và bóc vỏ rất dễ dàng. Khi cắt ngang củ gừng Trung Quốc thì ta sẽ thấy ruột bên trong có màu vàng nhạt, lõi gừng có ít đường xơ và khi ăn thì không có mùi thơm, chỉ có mùi cay nhẹ và hơi hăng.
- Còn gừng Việt Nam thì khác, có kích thước nhỏ và mỗi củ thường có nhiều nhánh. Lớp vỏ bên ngoài thường có màu hơi sậm, vỏ thường sần sùi và khó bóc vỏ hơn. Khi cắt ngang củ gừng thì thấy phần ruột có màu vàng tươi, lõi gừng có nhiều xơ và gừng ta có mùi rất thơm cũng như có vị cay đậm đà đặc trưng.
GÓC TÁC GIẢ