Mất ngực, hỏng tay vì chữa ung thư bằng thuốc Nam
Chỉ sau 10 ngày dùng thuốc Nam, chị đã phải nhập viện trong tình trạng một bên ngực sưng to, thâm đen rỉ nước - hoại tử hoàn toàn, tay sưng phù không nhấc nổi...
Chị Hoàng Thị Toan (39 tuổi ở Mỹ Xá, Nam Định) kể, năm 2010, dù không thấy đau nhưng tự dưng ngực chị có một cục cứng to bằng đầu ngón tay. Chị đi khám tại BV Ung bướu TPHCM và được kết luận: Ung thư giai đoạn sớm, phải phẫu thuật.
Vì sợ đụng dao kéo khiến ung thư lan nhanh nên chị đã từ chối phẫu thuật và chỉ uống thuốc, đặc biệt dùng thêm cả thuốc Nam. Sau khoảng 1 tuần dùng thuốc Nam, tay chị bắt đầu phù và sưng, cục u không khu trú mà lại to lên, thâm tím. Tay không thể dang ra, khó cử động. Khối u to, thâm đen, chảy nước, khiến chị đau đớn ngày đêm, không ăn, không ngủ, không đứng ngồi, đi lại được... Cuối cùng chị đã phải tới Bệnh viện K để khám.
Nhiều nhất là bệnh nhân ung thư vú, sau đó đến khối u vùng mặt cổ. Nhiều người hạch cổ sưng to trông rất khiếp đảm. Bệnh nhân không chỉ ở các tỉnh xa mà ngay cả Hà Nội. Họ thấy bị vỡ, chảy máu thì cho đó là "máu độc" mà không biết là do bị kích thích ung thư bùng lên dữ dội, tiến triển từ thời kỳ I tiến sang thời kỳ III, IV chỉ trong vài tháng.
Lúc này, cho dù đã đến bệnh viện, thầy thuốc cũng chỉ còn cách trị liệu tạm thời, chủ yếu là giảm đau, tiên lượng sống rất xấu, hầu hết không vượt quá 1 năm. Trường hợp của chị Toan, nếu phẫu thuật ngay từ khi vừa phát hiện có lẽ chị đã khỏi bệnh nhưng hiện tại, bệnh của chị đã ở giai đoạn cuối, không chỉ làm hỏng ngực và tay mà ung thư đã di căn vào gan và phổi, tiên lượng sống rất xấu.
ThS.BS Nguyễn Thị Hương cảnh báo, hiểu biết của người dân vẫn còn nhiều hạn chế về căn bệnh ung thư. Khi bị bệnh họ hay tìm đến thầy lang, thuốc Nam, thậm chí cả thực phẩm chức năng...điều trị dẫn tới việc bỏ qua giai đoạn điều trị, đánh mất thời gian thời gian sống thêm.
Riêng với ung thư vú, theo các chuyên gia, nếu phát hiện thấy là lạ trong ngực cũng không nên lo sợ. Cần phân biệt các bệnh thông thường, lành tính của vú để trút bỏ gánh lo. Phụ nữ dưới 30 tuổi rất hiếm người bị ung thư vú, còn dưới 25 tuổi thì hầu như không có. Ung thư vú tăng lên khi phụ nữ càng lớn tuổi (35 - 45).
Vì sợ đụng dao kéo khiến ung thư lan nhanh nên chị đã từ chối phẫu thuật và chỉ uống thuốc, đặc biệt dùng thêm cả thuốc Nam. Sau khoảng 1 tuần dùng thuốc Nam, tay chị bắt đầu phù và sưng, cục u không khu trú mà lại to lên, thâm tím. Tay không thể dang ra, khó cử động. Khối u to, thâm đen, chảy nước, khiến chị đau đớn ngày đêm, không ăn, không ngủ, không đứng ngồi, đi lại được... Cuối cùng chị đã phải tới Bệnh viện K để khám.
ThS.BS Nguyễn Thị Hương đang khám cho chị Toan.
ThS.BS Nguyễn Thị Hương, Khoa Chống đau, Bệnh viện K cho biết, gần như tháng nào khoa cũng tiếp nhận vài ba bệnh nhân bị tai biến nặng nề do uống và đặc biệt là dùng lá thuốc, thuốc Nam, lá đu đủ, cao dán... để đắp vào khối u để rút mủ lấy cùi.Nhiều nhất là bệnh nhân ung thư vú, sau đó đến khối u vùng mặt cổ. Nhiều người hạch cổ sưng to trông rất khiếp đảm. Bệnh nhân không chỉ ở các tỉnh xa mà ngay cả Hà Nội. Họ thấy bị vỡ, chảy máu thì cho đó là "máu độc" mà không biết là do bị kích thích ung thư bùng lên dữ dội, tiến triển từ thời kỳ I tiến sang thời kỳ III, IV chỉ trong vài tháng.
Lúc này, cho dù đã đến bệnh viện, thầy thuốc cũng chỉ còn cách trị liệu tạm thời, chủ yếu là giảm đau, tiên lượng sống rất xấu, hầu hết không vượt quá 1 năm. Trường hợp của chị Toan, nếu phẫu thuật ngay từ khi vừa phát hiện có lẽ chị đã khỏi bệnh nhưng hiện tại, bệnh của chị đã ở giai đoạn cuối, không chỉ làm hỏng ngực và tay mà ung thư đã di căn vào gan và phổi, tiên lượng sống rất xấu.
ThS.BS Nguyễn Thị Hương cảnh báo, hiểu biết của người dân vẫn còn nhiều hạn chế về căn bệnh ung thư. Khi bị bệnh họ hay tìm đến thầy lang, thuốc Nam, thậm chí cả thực phẩm chức năng...điều trị dẫn tới việc bỏ qua giai đoạn điều trị, đánh mất thời gian thời gian sống thêm.
Riêng với ung thư vú, theo các chuyên gia, nếu phát hiện thấy là lạ trong ngực cũng không nên lo sợ. Cần phân biệt các bệnh thông thường, lành tính của vú để trút bỏ gánh lo. Phụ nữ dưới 30 tuổi rất hiếm người bị ung thư vú, còn dưới 25 tuổi thì hầu như không có. Ung thư vú tăng lên khi phụ nữ càng lớn tuổi (35 - 45).