Mang "quả ngô" đi giám định cổ vật bị chuyên gia khẳng định là đồ giả, cụ ông đanh mặt: 'Có biết tôi là ai không?'
Sau khi nhận được kết quả thẩm định từ chuyên gia, cụ ông mỉm cười nói ra sự thật về “quả ngô” và lý do ông tham gia chương trình.
Trong một chương trình giám định cổ vật của đài CCTV Trung Quốc, cụ ông mang theo một vật sưu tầm giống như quả ngô được cho là thuộc bộ sưu tập trân quý cá nhân lên sân khấu.
Các chuyên gia tiến hành thẩm định, sau đó nói với ông rằng vật này là đồ giả, không có nhiều giá trị sưu tầm cũng như mang dấu ấn lịch sử. Nghe vậy cụ ông liền đanh mặt, hỏi ngược lại các chuyên gia: "Có biết tôi là ai không?".
Câu nói này đã khiến cả trường quay chìm trong im lặng. Khán giả bàng hoàng, trong lòng tự hỏi: Chẳng lẽ món đồ này thật sự có giá trị liên thành? Cụ ông này có phải là một nhà sưu tầm đồ cổ quý giá với nhiều năm kinh nghiệm? Hay món đồ này là vật gia truyền từ đời này sang đời khác?
Mọi người bắt đầu đổ mồ hôi hột với kết quả giám định vừa rồi, ngay cả chuyên gia cũng bắt đầu nghi ngờ khả năng thẩm định của mình. Bởi lẽ theo đánh giá sơ bộ của chuyên gia, “quả ngô” này thực sự không có nhiều giá trị, cũng chẳng phải đồ cổ. Chuyên gia hội ý nếu cụ ông tiếp tục khẳng định về sự trân quý của món đồ thì họ sẽ tiến hành thẩm định chuyên sâu hơn bằng các phương pháp kỹ thuật khoa học.
Tuy nhiên, cụ ông lại lên tiếng nói rằng mình đã mua món đồ này từ tay người khác với giá 6.000 NDT (hơn 20 triệu đồng). Khán giả không tin vật này có giá trị đến vậy, đồng thời khẳng định cụ ông đã bị lừa. Nhưng theo quan điểm của cụ ông, “quả ngô” này được tạo hình với tay nghề vô cùng tinh xảo, cho nên không muốn tin tưởng nó là giả, nên mới mang đến chương trình để chuyên gia thẩm định.
Chuyên gia nghe vậy cũng quyết định thẩm định lại một lần nữa. Trong lần này, các chuyên gia ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng "quả ngô" không phải là ngô bình thường, nó là một nghiên mực được tạo hình quả ngô.
Được sự đồng ý của cụ ông, các chuyên gia đổ nước vào “quả ngô”, kết quả là nước đã chảy ra từ khe hở của “hạt ngô”, qua đó chứng tỏ đây thực sự là một món đồ thủ công mỹ nghệ có giá trị cao.
Cuối cùng, các chuyên gia đã đưa ra cùng một ý kiến: Món đồ này là giả. Mặc dù thành phẩm cực kỳ tinh xảo, nhưng kỹ thuật và tay nghề không phù hợp với thẩm mỹ của người thời xưa. Theo đó, “quả ngô” của ông lão không phải là cổ vật, khả năng cao là sản phẩm của thời nay.
Sau khi nhận được kết quả thẩm định từ chuyên gia, cụ ông mỉm cười nói ra sự thật về “quả ngô” và lý do ông tham gia chương trình.
Thì ra, cụ ông không hề tốn hơn 6.000 NDT mua “quả ngô”. Trước khi tham gia chương trình, chính ông cũng đã biết món đồ này không phải là thật, giá trị bình thường. Điều bất ngờ hơn, “quả ngô” là vật ông tự chế ra, bởi lẽ ông là nghệ nhân làm thủ công.
Đến đây, nhiều khán giả và chuyên gia há hốc mồm, không thể tin được trường hợp này lại xảy ra tại chương trình giám định cổ vật. Dù sao mục đích ban đầu của chương trình này là giúp mọi người phân biệt thật giả của vật phẩm. Việc làm của cụ ông bị người xem là “trò quậy phá chương trình”. Hơn nữa còn nhiều lần nói bông đùa, khiến người tại trường quay không biết đâu là giả, đâu là thật.
Mục đích của cụ ông tham gia chương trình là muốn xem chuyên gia đánh giá ra sao về sản phẩm của mình, tay nghề “có thể qua mắt được chuyên gia dày dạn kinh nghiệm hay không”.
Qua trò đùa của cụ ông, các chuyên gia đưa ra lời nhắc nhở rằng hiện tại thị trường đồ cổ ở Trung Quốc phát triển mạnh, nhưng đã gọi là cổ vật thì món đồ phải mang theo dấu ấn thời gian của lịch sử. Phân biệt một vật có phải đồ cổ hay không là chuyện không dễ dàng. Nhưng thị trường ngoài kia lại thật giả lẫn lộn. Nếu một nhà sưu tầm không đủ kinh nghiệm mà gặp phải sản phẩm của cụ ông như trên thì chẳng phải bị lừa hay sao?
Nguồn: Sohu