Mách bạn 5 cách chi tiêu với thu nhập 8 triệu/tháng mà vẫn đủ tiêu xài rủng rỉnh ở thành thị đắt đỏ

Giang Nguyễn,
Chia sẻ

Với mức lương 8 triệu, để có thể chi tiêu sinh hoạt nơi đô thị sầm uất, đắt đỏ quả thật là một bài toán vô cùng khó với không chỉ riêng ai.

Xã hội phát triển đi đôi với mọi thứ đều trở nên đắt đỏ. Cầm đồng lương 7, 8 triệu sống ở đất thành phố quả là khó khăn.

Thậm chí nhiều người phải đau đầu, căng thẳng mỗi khi nhắc tới vấn đề tài chính của mình. Vậy nhưng không phải với mức thu nhập đó, bạn không thể tồn tại ở thành thị.

Ngược lại, nếu biết cách chi tiêu hợp lý, khoa học, bạn vẫn sẽ tạo được cho mình 1 cuộc sống "khỏe", không phải quá đau đầu vì tiền. Thậm chí bạn còn có thể để ra cho mình 1 khoản để dành nữa là đằng khác.

Dưới đây là 1 số gợi ý chi tiêu giúp ví tiền của bạn luôn rủng rỉnh với thu nhập 8 triệu đồng/tháng.

1. Hạn chế tối đa việc mua sắm

"Có sao tiêu vậy" chính là phương châm chi tiêu của bạn lúc này. Bởi với mức lương 8 triệu một tháng, bạn không thể thích gì mua đó được, lại càng phải tránh xa hàng hiệu cũng như những món đồ đắt đỏ.

Mách bạn cách chi tiêu với thu nhập 8 triệu/ tháng mà vẫn đủ tiêu xài rủng rỉnh ở thành thị đắt đỏ - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Thay vào đó, bạn nên quan tâm tới hàng giảm giá. Hầu hết, các siêu thị và cửa hàng luôn có chương trình giảm giá vào dịp đặc biệt như cuối năm, lễ giáng sinh,…

Đối với các loại nhu yếu phẩm, siêu thị thường khuyến mãi: mua 1 tặng 1, quà đính kèm, tích điểm lấy quà, mua hàng giá rẻ… Bạn nên tranh thủ "đi chợ" vào thời điểm này sẽ tiết kiệm được một khoản đó.

2. Nuôi heo đất

Mách bạn cách chi tiêu với thu nhập 8 triệu/ tháng mà vẫn đủ tiêu xài rủng rỉnh ở thành thị đắt đỏ - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

Hầu như ai cũng đã từng ít nhất 1 lần nuôi heo đất. Thói quen này bạn nên duy trì, mỗi lần nhận lương nên bỏ vào đó một vài trăm, rồi đi chợ về bạn có thể bỏ tiền lẻ vào heo đất từ 5k, 10k thường xuyên mỗi ngày. Số tiền này không quá ảnh hưởng tới chi tiêu của bạn. Song "năng nhặt chặt bị" tích ít thành nhiều. Sau 1 năm mang "mổ heo" bạn sẽ ngạc nhiên với khoản tiết kiệm mình dành ra được từ việc nuôi heo đất đó.

3. Nói không với ăn hàng

Mách bạn cách chi tiêu với thu nhập 8 triệu/ tháng mà vẫn đủ tiêu xài rủng rỉnh ở thành thị đắt đỏ - Ảnh 3.

Ảnh minh họa.

Việc tự nấu ăn không chỉ giúp các bạn tiết kiệm được tiền bạc mà còn tiết kiệm thời gian, cũng như đảm bảo sức khỏe. Vậy thì với mức thu nhập eo hẹp, chẳng có lý do gì chúng ta không tự vào bếp nấu nướng, tự tay làm những món mình thích. Trong khi 1 lần đi ăn hàng có thể tiêu bằng tiền sinh hoạt cả tuần của bạn.

4. Lập tài khoản tiết kiệm online

Mách bạn cách chi tiêu với thu nhập 8 triệu/ tháng mà vẫn đủ tiêu xài rủng rỉnh ở thành thị đắt đỏ - Ảnh 4.

Ảnh minh họa.

Không cần nhiều, mỗi tháng bạn nên cố gắng dành ra khoảng 500k đến 1 triệu bỏ vào tài khoản tài khoản tiết kiệm coi như 1 khoản dự phòng cho tương lai cũng như khi có việc đột xuất cần tiền bạn có thể tự xoay xở được.

5. Lập ngân sách chi tiêu rõ ràng cho mức lương 8 triệu/tháng

Người xưa vẫn có câu: "Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm", thu nhập thế nào chúng ta sẽ chi tiêu như thế. Người quản lý tài chính thông minh là người luôn có kế hoạch chi tiêu rõ ràng. Với mức thu nhập thấp, bạn lại càng cần có bản kế hoạch chi tiêu để tránh tình trạng "vung tay quá trán" dẫn tới "cháy ví" lúc nào không hay.

Mách bạn cách chi tiêu với thu nhập 8 triệu/ tháng mà vẫn đủ tiêu xài rủng rỉnh ở thành thị đắt đỏ - Ảnh 5.

Ảnh minh họa.

Với lương 8 triệu, bạn có thể áp dụng chia ngân sách chi tiêu theo quy tắc 50/30/20 như sau:

- 50% thu nhập dành cho chi tiêu thiết yếu như tiền thuê nhà, ăn uống, điện nước…

- 30% thu nhập dành cho các mục tiêu tài chính như tiết kiệm, mua trả góp…

- 20% thu nhập dành cho chi tiêu cá nhân như xem phim, du lịch, đi lại…

Tuy nhiên, tùy hoàn cảnh mà các bạn có thể cân đối, thay đổi con số cho các mục chi tiêu của bản thân. Hãy tăng chi phí thiết yếu lên 60 – 70% nếu bạn thấy nó cần thiết hơn nhu cầu giải trí của bản thân. Hoặc tăng khoản tài chính tiết kiệm lên 30 – 40%, rút chi phí cho chi tiêu cá nhân.

Cụ thể với 8 triệu, bạn có thể chia ra như sau: 5 triệu cho các khoản chi tiêu thiết yếu, 2 triệu cho mục tiêu tài chính, tiết kiệm, 1 triệu cho chi tiêu cá nhân chẳng hạn.

Chia sẻ