Mắc bệnh "khó nói", đàn ông phải khám bệnh ở đâu?
Có một thực trạng dễ nhận thấy là tại Việt Nam, chẳng có mấy anh mày râu đi khám và xin tư vấn về sức khỏe sinh sản để xem mình có thật sự cường tráng hay không?.
Đi qua các trung tâm tư vấn về sức khỏe sinh sản như Ngôi nhà tuổi trẻ (Nguyễn Quý Đức – Hà Nội ), trung tâm tư vấn Hoàng Nhân (Nguyễn Phúc Lai - HN), có thể thấy những người đến đây đều là nữ giới. Khi được hỏi tại sao không đưa chồng đến khám, một khách hàng trả lời: “Mấy ông ấy ngại không đi đâu”.
Các trung tâm khám sức khỏe cho nam giới có xuất hiện nhưng chưa được quảng bá một cách rộng rãi. Bởi vậy, có những người muốn được chuyên gia tư vấn, song không biết mình phải đi đâu. Tại Hà Nội, trung tâm
Mặc dù những năm gần đây, khẩu hiệu bình đẳng giới được tuyên truyền rất phổ biến song việc đưa nó vào các lĩnh vực khác nhau của đời sống thực còn là một khoảng cách. Việc chăm sóc sức khỏe sinh sản cho cánh mày râu là một điển hình. Điều này gắn chặt với quan niệm của phần lớn người Việt về sức khỏe sinh sản, và coi sinh đẻ là chuyện riêng của người phụ nữ. Chỉ khi lập gia đình, hai vợ chồng gặp trục trặc về chuyện con cái thì phương án “ khám sức khỏe” mới được cánh mày râu đưa ra như giải pháp cuối cùng.
Các thành phố lớn đã vậy, ở một số tỉnh miền núi thực trạng còn đáng buồn hơn. Theo chị Nguyễn Thị Thúy (cán bộ hội phụ nữ tỉnh Thái Nguyên) thì: “ Người dân vùng cao thường tuyệt đối hóa vai trò của người phụ nữ trong việc duy trì nòi giống gia đình. Bởi vậy, khi tuyên truyền, nhiều anh tỏ ra không lắng nghe, thậm chí cho đó là điều phiền phức. Khi bị hiếm muộn hay trẻ bị dị tật, vẫn có những bà mẹ chồng nhận thức rằng đó là do “vợ không biết đẻ”. Bởi vậy, số lượng nam giới đến khám sức khỏe sinh sản tại các bệnh viện chỉ đếm trên đầu ngón tay”.
Quan niệm từ chính những người phụ nữ cũng trở thành một cản trở lớn trong vấn đề bình đẳng giới. Trước khi cưới, không ít chàng trai hoặc gia đình chàng đề cập “Em đi khám sức khỏe xem có vấn đề gì không để mình chủ động”. Song chắc rằng, không có cô gái nào dám yêu cầu ngược lại với chàng trai của mình: “Anh cũng đi khám cùng em nhé”. Các nàng sợ như thế là xúc phạm.
Gặp một nhóm sinh viên nam trường Đại học Bách Khoa, hỏi các bạn đã bao giờ có ý định đi tới một trung tâm và xin tư vấn về sức khỏe sinh sản chưa thì 100% đều có câu trả lời chưa bao giờ.
Để cánh mày râu được chăm sóc sức khỏe sinh sản tận tâm như phe tóc dài, việc trước hết là ngay chính các anh phải quan niệm đúng đắn về vai trò, trách nhiệm của mình. Cụm từ “bất bình đẳng giới” sẽ còn được nhắc đi nhắc lại nhiều lần, nếu như ngay chính trong suy nghĩ của những người đàn ông tân tiến vẫn còn nhiều điều “ chưa bình đẳng”.
Ma Kin