Lưu ý dinh dưỡng mẹ cần biết khi cho trẻ đi du lịch
Bác sĩ Đỗ Hữu Hanh – Phòng khám Dinh dưỡng 70 Nguyễn Chí Thanh sẽ giúp các mẹ lên kế hoạch đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho bé trong những ngày cả gia đình cùng đi du lịch.
Ngày nay, với sự thuận tiện của các phương tiện giao thông, nhiều gia đình thường cho con nhỏ đi du lịch. Với những bé lớn đã ăn được cơm thì chuyện ăn uống của trẻ đơn giản hơn. Nhưng với những bé còn đang trong độ tuổi ăn dặm hoặc chưa ăn được cơm, khi đi du lịch dài ngày, cha mẹ nên chuẩn bị thực đơn dinh dưỡng như nào để vẫn đảm bảo sức khỏe cho bé là điều khá nhiều bà mẹ trẻ quan tâm.
Chào bác sĩ, ngày nay với sự thuận tiện của các phương tiện giao thông nên nhiều mẹ thường cho con nhỏ đang trong độ tuổi ăn dặm đi du lịch. Bác sĩ có lời khuyên gì cho các mẹ để chuẩn bị dinh dưỡng cho bé đang trong độ tuổi ăn dặm trong những ngày đi du lịch cùng gia đình?
Đối với lứa tuổi ăn dặm thì đưa bé đi du lịch là không tốt vì bé sẽ bị thay đổi hoàn toàn giờ giấc sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng vốn có. Nhưng nếu trẻ trong quá trình ăn dặm mà đi du lịch thì các bà mẹ cần chú ý những vấn đề sau:
+ Mẹ nên có sự chuẩn bị dinh dưỡng cho con, không nên sử dụng quá nhiều sản phẩn ăn dặm được chế biến sẵn cho bé vì không đủ chất điều này sẽ khiến cho trẻ dần biếng ăn.
Một lưu ý nữa là bố mẹ nên cẩn thận khi chọn mua đồ hộp, sản phẩm ăn liền đóng gói sẵn. Cần lưu ý đọc nhãn hiệu bao bì (nơi sản xuất, thành phần nguyên liệu, giá trị dinh dưỡng, hướng dẫn sử dụng và bảo quản). Chọn hàng mới sản xuất và còn hạn sử dụng lâu, cách bảo quản ở nơi bày bán đúng chuẩn (khô ráo, thoáng mát, không bị chiếu nắng). Khi mở bao bì hoặc ăn vào nếu thấy khác lạ, thay đổi màu, mùi vị thì không nên sử dụng.
+ Với những trẻ đang bú mẹ thì các bà mẹ cũng cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng và vệ sinh tránh trường hợp trẻ bị rối loạn tiêu hóa hay bỏ bú mẹ.
+ Nếu bé còn ăn cháo, thức ăn mềm, bố mẹ có thể đặt nhà bếp nấu riêng cho bé, nếu cần thiết, bố mẹ có thể mang theo một ít cháo xay sẵn, khi cần, thời gian chế biến cũng nhanh hơn.
+ Khi chọn địa điểm đi du lịch, cha mẹ nên tìm hiểu trước về nơi cả gia đình định đến, đảm bảo vệ sinh cho trẻ từ nguồn nước, thực phẩm... cho bé đến tắm rửa vệ sinh và ăn uống hàng ngày.
+ Chú ý không để trẻ bị lạnh hoặc nóng đổ mồ hôi nhiều trong khi đi du lịch bởi trẻ rất dễ bị viêm đường hô hấp, mất nước.
+ Chuẩn bị một số thuốc thông dụng dự phòng trong trường hợp bé bị tiêu chảy, ho, sốt trong quá trình du lịch.
+ Đảm bảo giờ giấc ngủ nghỉ,ăn hợp lý cho trẻ.
Với những bé lớn hơn, đi du lịch cũng đồng nghĩa với việc được thưởng thức nhiều món ăn mới lạ. Xin bác sĩ cho các mẹ một số lời khuyên để đảm bảo an toàn cho hệ tiêu hóa của bé để chuyến du lịch của cả nhà không bị náo loạn vì những bất cẩn trong việc lựa chọn đồ ăn cho con?
Đối với những bé lớn hơn đi du lịch thức ăn lạ và mới cũng là một vấn đề hay gặp của bé, có những bé khi gặp những thức ăn mới lạ thì hấp dẫn kích thích ăn được nhiều hơn nhưng cũng không nên để cho bé ăn quá nhiều 1 loại thực phẩm vì có thể bé bị dị ứng, rối loại tiêu hóa, khó tiêu hóa...
Khi cho bé ăn một loại thức ăn lạ nào đó, bố mẹ nên lưu ý cho bé thử ăn trước một chút để xem bé có bị dị ứng thức ăn không. Nếu bé bị dị ứng thì cần ngừng ngay và thay thế bằng một loại thức ăn khác, tốt nhất là loại bé đã từng ăn.
Dù ăn gì thì mẹ cũng nên cho trẻ ăn đủ 4 nhóm thực phẩm bao gồm: tinh bột, đạm, dầu mỡ, rau xanh và quả chín.
Còn những bé khi gặp những thức ăn lạ mà trẻ không muốn ăn thì bố mẹ cũng không nên ép mà có thể chọn loại thực phẩm đơn giản mà bé hay ăn hàng ngày như: trứng, sữa, cơm, cháo...
Trong các chuyến du lịch, đặc biệt các bà mẹ không nên cho trẻ uống quá nhiều nước ngọt bởi nước ngọt là nguyên nhân khiến cho trẻ biếng ăn, đầy bụng,dễ gây rối loạn tiêu hóa.
Đảm bảo ăn chín, uống sôi. Tại một số khu du lịch có những món ăn tái, sống không nên cho trẻ ăn.
Trong thời gian di chuyển trên các phương tiện giao thông, mẹ phải chuẩn bị bữa ăn như thế nào cho bé để đảm bảo con không bị mất bữa và vẫn đầy đủ dinh dưỡng?
Vấn đề này tùy thuộc vào phương tiện giao thông mà gia đình di chuyển trong chuyến đi và thời gian di chuyển. Nếu trẻ đang bú mẹ thì vấn đề rất đơn giản. Nếu trẻ ăn sữa ngoài thì các mẹ có thể mang theo sữa đi cho con ăn dọc đường.
Nước, sữa, trái cây, bánh mỳ... là những thứ mẹ nên chuẩn bị để cho trẻ ăn bổ sung nếu trong quá trình di chuyển bé mệt mỏi không ăn được đủ số lượng trong những bữa ăn.
Nếu chẳng may các bé bị gặp những vấn đề về tiêu hóa trong khi đang đi du lịch như đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi... mẹ nên xử lý như nào trong lúc này?
Các bà mẹ nên chuẩn bị một số thuốc thông thường điều trị rối loạn tiêu hóa mang theo cho trẻ trong quá trình đi du lịch. Nếu trẻ bị tiêu chảy nặng kéo dài thì đưa cháu đến các cơ sở y tế địa phương gần nhất để được điều trị kịp thời.
Xin được cảm ơn bác sỹ!
Với vị trí địa lý thuận lợi, cơ sở vật chất khang trang cùng đội ngũ chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu tại Việt Nam, Phòng khám Dinh dưỡng 70 Nguyễn Chí Thanh đã trở thành phòng khám dinh dưỡng xã hội hóa đầu tiên phục vụ tối ưu mọi nhu cầu về khám và tư vấn dinh dưỡng của mọi đối tượng đặc biệt là trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, người cao tuổi…
Mọi thắc mắc liên quan đến dinh dưỡng bạn có thể gửi câu hỏi về cho các chuyên gia tại đây để nhận được sự tư vấn chính xác nhất.
Phòng khám Dinh dưỡng
đặt tại tầng 1, tòa nhà 5 tầng, số 70 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội
là nơi hội tụ của những bác sỹ, chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu Việt Nam
với lòng yêu nghề và y đức thiêng liêng.
Với các dịch vụ: Tư vấn và Xây dựng chế độ ăn cho mọi lứa tuổi, theo tình trạng bệnh lý (Biếng ăn, chậm lớn, suy dinh dưỡng; Thiếu vi chất dinh dưỡng; Kém hấp thu, phân sống; thừa cân, béo phì; Nôn trớ, táo bón; Tiêu chảy cấp, tiêu chảy kéo dài…); Hướng dẫn thực hành dinh dưỡng, Xây dựng thực đơn cho từng đối tượng, Đào tạo & Tập huấn kỹ năng chăm sóc trẻ nhỏ… Phòng khám Dinh dưỡng đã và đang hoàn thành sứ mệnh chăm sóc nhân dân. Vị thế thuận lợi, cơ sở vật chất khang trang, rộng rãi và dịch vụ tận tình, lịch sự chúng tôi sẽ chăm sóc bạn và những người thân yêu một cách toàn diện nhất! |