Lối sống cho người suy tim
Suy tim không phải là căn bệnh mà là “hội chứng suy tim”, bao gồm nhiều triệu chứng khác nhau và có thể điều chỉnh bằng lối sống lành mạnh
Nói đến bệnh lý tim mạch, không thể không nhắc tới suy tim. Suy tim là biến chứng của hầu hết các bệnh liên quan đến tim mạch: van tim, mạch vành, tim bẩm sinh, tăng huyết áp… và là nguyên nhân chính gây tử vong cho người bệnh.
Suy tim không phải là căn bệnh mà là “hội chứng suy tim”, bao gồm nhiều triệu chứng. Cũng như tình trạng “suy” của các tạng và hệ khác (suy gan, suy thận, suy hô hấp…), suy tim là tình trạng tim không thể chu toàn nhiệm vụ, không cung cấp đủ máu cho nhu cầu của mọi cơ quan, tế bào khắp cơ thể.
Do đâu con tim suy yếu?
Suy tim là hậu quả của nhiều bệnh lý khác nhau như: nội mạc tim, cơ tim, màng ngoài tim, tăng huyết áp, động mạch vành… Phần lớn bệnh nhân suy tim ở các nước phát triển là do bệnh mạch vành, tăng huyết áp. Tại Việt Nam, do tần suất bệnh van tim hậu thấp còn cao nên nguyên nhân chính suy tim ở người trẻ dưới 40 tuổi là bệnh van tim. Khi tuổi lớn hơn, bệnh mạch vành và tăng huyết áp lại là nguyên nhân chính. Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, suy tim thường do bệnh tim bẩm sinh.
Có thể nhắc tới một số nguyên nhân phổ biến làm yếu và tổn hại cơ tim, dẫn đến suy tim như: bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp, bệnh van tim (bẩm sinh hoặc mắc phải), bệnh cơ tim, viêm cơ tim, bệnh tim bẩm sinh, rối loạn nhịp tim, một số bệnh mãn tính (tiểu đường, thiếu máu, cường giáp, nhược giáp, suy giáp, khí phế thủng, lupus ban đỏ…)
Có thể gây biến chứng qua gan, thận
Người suy tim sẽ gặp nhiều triệu chứng tại tim lẫn toàn thân. Triệu chứng do sung huyết (tim tống máu không tốt nên máu ứ lại tại tim, phổi và tĩnh mạch hệ thống) là khó thở khi gắng sức, khó thở phải ngồi, khó thở kịch phát về đêm, phù phổi cấp, phù chi, giãn tĩnh mạch cổ, tràn dịch màng phổi – màng tim, sung huyết gan. Triệu chứng do cung lượng tim thấp (tim không cung cấp đủ máu) là mệt mỏi, yếu, tiểu ít, lạnh chi, lẫn lộn, lừ đừ…
Suy tim có thể gây biến chứng trên các cơ quan khác, chẳng hạn gây tổn thương thận và suy thận (do suy tim làm giảm lượng máu tới thận), tổn thương gan (do suy tim làm ứ máu tại gan), nhồi máu cơ tim và đột quỵ (do suy tim làm dòng máu chảy chậm, dễ tạo ra huyết khối gây những biến chứng trên), tử vong (do suy tim nặng)…
Các phương thức điều trị suy tim
Bên cạnh các phương thức điều trị được bác sĩ áp dụng, một lối sống phù hợp sẽ giúp người suy tim giảm bớt triệu chứng, nâng cao chất lượng cuộc sống và ngăn ngừa bệnh tiến triển.
Suy tim có thể mãn tính (mức độ suy tim tăng dần theo thời gian) hoặc cấp tính (đột ngột xuất hiện suy tim, diễn tiến nhanh). Do nguyên nhân gây bệnh ảnh hưởng đến chức năng tim, tim phải ráng gồng gánh, tăng co bóp để duy trì đủ lượng máu cung cấp cơ thể. Thoạt đầu, tim chưa bị ảnh hưởng hoặc chỉ suy yếu mức độ nhẹ. Ngày qua ngày, tim phải gắng sức nhiều hơn, mức độ suy tim tăng lên, sức khoẻ bệnh nhân giảm sút dần. Buồng tim co bóp chính (buồng thất) trở nên cứng và không được đổ đầy hiệu quả giữa các nhịp đập. Song song đó, cơ tim yếu đi, buồng thất bị giãn ra làm giảm hiệu quả mỗi nhát bóp. Đến một ngày, tim hoàn toàn kiệt sức, không thể bù trừ để chu toàn chức năng, bệnh nhân suy kiệt và tử vong.
Phương thức điều trị suy tim hiện nay là điều trị nguyên nhân (như điều trị bệnh van tim, mạch vành, tăng huyết áp…) và loại trừ các yếu tố làm nặng (nhiễm trùng, loạn nhịp tim, thiếu máu cơ tim, có thai, bệnh tuyến giáp, thiếu máu, uống rượu, không tuân thủ điều trị về dinh dưỡng và thuốc…).
Bên cạnh các phương thức điều trị được bác sĩ áp dụng như điều trị thuốc, phẫu thuật điều trị bệnh tim… một lối sống phù hợp sẽ giúp người suy tim giảm bớt triệu chứng, nâng cao chất lượng cuộc sống và ngăn ngừa bệnh tiến triển.
Lối sống cho người suy tim
– Tránh vận động quá sức: cần có thời gian nghỉ ngơi cả về thể xác lẫn tinh thần.
– Bỏ thuốc lá: hút thuốc lá gây tổn hại mạch máu, giảm lượng oxy trong máu, làm tim đập nhanh, thúc đẩy tình trạng suy tim tiến triển nhanh và nặng nề hơn.
– Không để quá cân: quá cân làm tăng gánh nặng công việc cho tim. Giảm cân nặng về mức bình thường ở người quá cân sẽ giúp tim dễ thở hơn nhờ giảm sức cản mạch máu ngoại vi.
– Kiểm tra cân nặng mỗi ngày: sáng sớm, sau khi đi tiểu và chưa ăn sáng, người suy tim cần kiểm tra cân nặng của mình. Nếu tăng khoảng 1,5kg trở lên, cần thông báo với bác sĩ điều trị vì sự tăng cân này cho thấy có tình trạng giữ nước trong cơ thể.
– Uống nước vừa đủ: nên uống nước theo nhu cầu, không uống quá 1,5 lít/ngày để tránh tăng tải khối lượng tuần hoàn cho tim.
– Hạn chế ăn muối: không nên ăn quá 2g muối mỗi ngày. Ăn nhiều muối làm tăng giữ nước trong cơ thể khiến công việc của tim nặng nề hơn, gây khó thở và phù chân, mắt cá, bàn chân.
– Hạn chế ăn chất béo: cần áp dụng chế độ ăn có ít chất béo bão hoà, chất béo trans và cholesterol. Rối loạn chuyển hoá mỡ máu là yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành, căn bệnh góp phần đưa đến suy tim.
– Không uống rượu: rượu có thể tương tác với thuốc điều trị, ảnh hưởng co bóp cơ tim, tăng nguy cơ rối loạn nhịp.
– Tập thể dục đều đặn: tập thể dục đều đặn với mức độ vừa sức ở người suy tim giúp tăng cường các hoạt động sinh lý, tăng khả năng chịu đựng, làm tăng chất lượng cuộc sống, giảm thiểu các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch.
– Tránh bị stress: xúc động hay giận dữ làm tim đập nhanh hơn, mạnh hơn, thở mệt hơn. Điều này làm tình trạng suy tim tệ đi vì tim phải tăng “cung” cho nhu cầu cơ thể.
– Tránh mất ngủ: ngủ đủ giấc tốt cho tim và sức khoẻ. Một số bệnh nhân suy tim có triệu chứng khó thở kịch phát về đêm và khó thở khi nằm đầu thấp cần ngủ với gối cao, để đầu cao 30 – 45 độ sẽ thấy thoải mái hơn.
Để dễ ngủ, không nên ăn no trước khi ngủ, nên uống thuốc lợi tiểu vào buổi sáng nếu có một cữ thuốc, hoặc buổi sáng và chiều nếu có hai cữ thuốc để tránh phải đi tiểu ban đêm.
Suy tim không phải là căn bệnh mà là “hội chứng suy tim”, bao gồm nhiều triệu chứng. Cũng như tình trạng “suy” của các tạng và hệ khác (suy gan, suy thận, suy hô hấp…), suy tim là tình trạng tim không thể chu toàn nhiệm vụ, không cung cấp đủ máu cho nhu cầu của mọi cơ quan, tế bào khắp cơ thể.
Suy tim là hậu quả của nhiều bệnh lý khác nhau như: nội mạc tim, cơ tim, màng ngoài tim, tăng huyết áp, động mạch vành… Phần lớn bệnh nhân suy tim ở các nước phát triển là do bệnh mạch vành, tăng huyết áp. Tại Việt Nam, do tần suất bệnh van tim hậu thấp còn cao nên nguyên nhân chính suy tim ở người trẻ dưới 40 tuổi là bệnh van tim. Khi tuổi lớn hơn, bệnh mạch vành và tăng huyết áp lại là nguyên nhân chính. Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, suy tim thường do bệnh tim bẩm sinh.
Có thể nhắc tới một số nguyên nhân phổ biến làm yếu và tổn hại cơ tim, dẫn đến suy tim như: bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp, bệnh van tim (bẩm sinh hoặc mắc phải), bệnh cơ tim, viêm cơ tim, bệnh tim bẩm sinh, rối loạn nhịp tim, một số bệnh mãn tính (tiểu đường, thiếu máu, cường giáp, nhược giáp, suy giáp, khí phế thủng, lupus ban đỏ…)
Có thể gây biến chứng qua gan, thận
Người suy tim sẽ gặp nhiều triệu chứng tại tim lẫn toàn thân. Triệu chứng do sung huyết (tim tống máu không tốt nên máu ứ lại tại tim, phổi và tĩnh mạch hệ thống) là khó thở khi gắng sức, khó thở phải ngồi, khó thở kịch phát về đêm, phù phổi cấp, phù chi, giãn tĩnh mạch cổ, tràn dịch màng phổi – màng tim, sung huyết gan. Triệu chứng do cung lượng tim thấp (tim không cung cấp đủ máu) là mệt mỏi, yếu, tiểu ít, lạnh chi, lẫn lộn, lừ đừ…
Suy tim có thể gây biến chứng trên các cơ quan khác, chẳng hạn gây tổn thương thận và suy thận (do suy tim làm giảm lượng máu tới thận), tổn thương gan (do suy tim làm ứ máu tại gan), nhồi máu cơ tim và đột quỵ (do suy tim làm dòng máu chảy chậm, dễ tạo ra huyết khối gây những biến chứng trên), tử vong (do suy tim nặng)…
Các phương thức điều trị suy tim
Bên cạnh các phương thức điều trị được bác sĩ áp dụng, một lối sống phù hợp sẽ giúp người suy tim giảm bớt triệu chứng, nâng cao chất lượng cuộc sống và ngăn ngừa bệnh tiến triển.
Suy tim có thể mãn tính (mức độ suy tim tăng dần theo thời gian) hoặc cấp tính (đột ngột xuất hiện suy tim, diễn tiến nhanh). Do nguyên nhân gây bệnh ảnh hưởng đến chức năng tim, tim phải ráng gồng gánh, tăng co bóp để duy trì đủ lượng máu cung cấp cơ thể. Thoạt đầu, tim chưa bị ảnh hưởng hoặc chỉ suy yếu mức độ nhẹ. Ngày qua ngày, tim phải gắng sức nhiều hơn, mức độ suy tim tăng lên, sức khoẻ bệnh nhân giảm sút dần. Buồng tim co bóp chính (buồng thất) trở nên cứng và không được đổ đầy hiệu quả giữa các nhịp đập. Song song đó, cơ tim yếu đi, buồng thất bị giãn ra làm giảm hiệu quả mỗi nhát bóp. Đến một ngày, tim hoàn toàn kiệt sức, không thể bù trừ để chu toàn chức năng, bệnh nhân suy kiệt và tử vong.
Phương thức điều trị suy tim hiện nay là điều trị nguyên nhân (như điều trị bệnh van tim, mạch vành, tăng huyết áp…) và loại trừ các yếu tố làm nặng (nhiễm trùng, loạn nhịp tim, thiếu máu cơ tim, có thai, bệnh tuyến giáp, thiếu máu, uống rượu, không tuân thủ điều trị về dinh dưỡng và thuốc…).
Bên cạnh các phương thức điều trị được bác sĩ áp dụng như điều trị thuốc, phẫu thuật điều trị bệnh tim… một lối sống phù hợp sẽ giúp người suy tim giảm bớt triệu chứng, nâng cao chất lượng cuộc sống và ngăn ngừa bệnh tiến triển.
Lối sống cho người suy tim
– Tránh vận động quá sức: cần có thời gian nghỉ ngơi cả về thể xác lẫn tinh thần.
– Bỏ thuốc lá: hút thuốc lá gây tổn hại mạch máu, giảm lượng oxy trong máu, làm tim đập nhanh, thúc đẩy tình trạng suy tim tiến triển nhanh và nặng nề hơn.
– Không để quá cân: quá cân làm tăng gánh nặng công việc cho tim. Giảm cân nặng về mức bình thường ở người quá cân sẽ giúp tim dễ thở hơn nhờ giảm sức cản mạch máu ngoại vi.
– Kiểm tra cân nặng mỗi ngày: sáng sớm, sau khi đi tiểu và chưa ăn sáng, người suy tim cần kiểm tra cân nặng của mình. Nếu tăng khoảng 1,5kg trở lên, cần thông báo với bác sĩ điều trị vì sự tăng cân này cho thấy có tình trạng giữ nước trong cơ thể.
– Uống nước vừa đủ: nên uống nước theo nhu cầu, không uống quá 1,5 lít/ngày để tránh tăng tải khối lượng tuần hoàn cho tim.
– Hạn chế ăn muối: không nên ăn quá 2g muối mỗi ngày. Ăn nhiều muối làm tăng giữ nước trong cơ thể khiến công việc của tim nặng nề hơn, gây khó thở và phù chân, mắt cá, bàn chân.
– Hạn chế ăn chất béo: cần áp dụng chế độ ăn có ít chất béo bão hoà, chất béo trans và cholesterol. Rối loạn chuyển hoá mỡ máu là yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành, căn bệnh góp phần đưa đến suy tim.
– Không uống rượu: rượu có thể tương tác với thuốc điều trị, ảnh hưởng co bóp cơ tim, tăng nguy cơ rối loạn nhịp.
– Tập thể dục đều đặn: tập thể dục đều đặn với mức độ vừa sức ở người suy tim giúp tăng cường các hoạt động sinh lý, tăng khả năng chịu đựng, làm tăng chất lượng cuộc sống, giảm thiểu các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch.
– Tránh bị stress: xúc động hay giận dữ làm tim đập nhanh hơn, mạnh hơn, thở mệt hơn. Điều này làm tình trạng suy tim tệ đi vì tim phải tăng “cung” cho nhu cầu cơ thể.
– Tránh mất ngủ: ngủ đủ giấc tốt cho tim và sức khoẻ. Một số bệnh nhân suy tim có triệu chứng khó thở kịch phát về đêm và khó thở khi nằm đầu thấp cần ngủ với gối cao, để đầu cao 30 – 45 độ sẽ thấy thoải mái hơn.
Để dễ ngủ, không nên ăn no trước khi ngủ, nên uống thuốc lợi tiểu vào buổi sáng nếu có một cữ thuốc, hoặc buổi sáng và chiều nếu có hai cữ thuốc để tránh phải đi tiểu ban đêm.
Theo SGTT