Lời khuyên cho bà bầu khi thai 29 tuần tuổi

,
Chia sẻ

Giai đoạn mang thai không còn dài nữa. 3 tháng cuối thai kỳ bắt đầu được tính từ tuần này và sẽ kéo dài cho tới khi bà bầu “khai hoa nở nhụy” (thường là 40 tuần hoặc hơn).

Sự phát triển của bé

Bé đã có thể mở máy và quay đầu ra phía có nguồn sáng phát ra liên tục. Các móng tay, chân đang mọc và lớp mỡ dưới da bắt đầu hình thành, chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình bé rời khỏi bụng mẹ. Nếu tin rằng mẹ con có thể hiểu nhau ngay từ trong bụng, hãy hát và đọc sách cho bé nghe. Nhưng cũng đừng lo lắng nếu bạn không muốn vậy - không ai giống ai cả mà.

Vào tuần này, bé nặng gần 1kg và “cao” khoảng 38cm.

Sự thay đổi của mẹ

Bạn đã chính thức bước vào giai đoạn nghỉ ngơi. Giai đoạn thứ 3 của thai kỳ bắt đầu từ tuần thứ 29 và kết thúc ở tuần 40 và có thể lâu hơn thế (Đừng lo lắng nhé, tối đa là 42 tuần cơ mà. Nếu sau 42 tuần mà không có dấu hiệu gì thì sẽ được chỉ định sinh). Hầu hết các thai phụ sẽ tăng trung bình là 5kg trong suốt 3 tháng cuối.

Hầu hết các thai phụ sẽ tăng thêm 5kg trong giai đoạn này. Bạn có thể đi khám thường xuyên hơn từ bây giờ và đừng đợi cho tới khi thấy có bất thường nào đó mới nhớ tới bác sĩ.

Thai phụ đang mang cảm giác muốn mang thai mãi mãi vì nghĩ tới quá trình chuyển dạ - sinh nở. Hãy trò chuyện với các bà mẹ đã từng trải qua sinh nở. Nếu định sinh bé ở bệnh viện, hãy tới đó để hiểu rõ hơn về nơi mình sẽ tin cậy gửi gắm. Một lớp học tiền sinh cũng rất tốt cho thai phụ trong thời điểm này. Bạn cũng có thể đọc một số cuốn sách về sinh nở để chuẩn bị tinh thần tốt hơn.

Hãy kiểm tra lại danh sách những thứ bạn cần làm. Bắt đầu nghĩ tới tên của bé và nghĩ về những thay đổi của cuộc sống sau sinh.

Nên đi khám bác sĩ thường xuyên hơn trong những tuần cuối.

Lời khuyên hữu ích

Một số thai phụ nhận thấy nếu kê 1 cái gối ở dưới bụng, vùng dạ dày thì giấc ngủ sẽ trọn vẹn hơn.

Những việc cần lưu tâm  

Tiểu cầu là một tế bào bé nhỏ di chuyển khắp cơ thể qua huyết mạch. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc làm đông máu và chống viêm nhiễm.

Mức độ tiểu cầu ở từng người khác nhau nhưng thường trong khoảng 450 - 400 triệu đơn vị/ mỗi mililit máu. Trong quá trình mang thai, lượng tiểu cầu có thể giảm nhẹ và trên 8% thai phụ có lượng tiểu cầu từ 100 - 150 triệu đơn vị/ml máu. Đó là vì cơ thể tăng thêm lượng huyết tương trong quá trình bầu bí, khiến lượng tiểu cầu bị “loãng” bớt. Điều này không làm ảnh hưởng tới chức năng của nó và nó vẫn hoạt động bình thường.

Để biết lượng tiểu cầu trong máu ở mức thấp hay không thì cần phải so sánh với lượng tiểu cầu trong máu ở thời điểm trước khi mang thai. Nếu lượng tiểu cầu quá thấp thì sẽ ảnh hưởng tới khả năng đông máu. Điều này cũng đồng nghĩa với việc bà bầu có thể bị chảy máu bất thường trong và sau sinh, đặc biệt nếu thai phụ sinh mổ. Tuy nhiên, hiện chưa có chuẩn nào cho thấy lượng tiểu cầu như thế nào là quá thấp và tới ngưỡng đó thì nguy cơ chảy máu không cầm sẽ tăng lên.

Chuẩn bị đồ dùng để vào viện lúc này không còn là quá sớm và chú ý ghi nhớ một số dấu hiệu chuyển dạ.  

Những lo lắng thường gặp

Tôi muốn sinh con theo cách tự nhiên. Tôi không thích gây tê màng cứng, gây tê tủy sống hay bất kỳ phương pháp hỗ trợ cần tới thuốc nào khác. Vậy tôi nên làm thế nào?

Nếu là người không ưa dùng thuốc trong cuộc sống hằng ngày thì khi sinh, bạn cũng ít khả năng phải dùng tới chúng. Thực tế là có rất nhiều cách hỗ trợ thai phụ không cần tới thuốc, đặc biệt là trong giai đoạn chuyển dạ ban đầu như:

- Mát xa trong quá trình chuyển dạ

- Học kiểm soát hơi thở

- Học cách thư giãn

Theo Thu Trang
Dân trí
Chia sẻ