Lợi ích và tác hại của 3 loại hạt chị em hay ăn trong tiết trời se lạnh
Một số loại hạt như hạt điều, hướng dương, dẻ... có tác dụng bổ sung dinh dưỡng tốt trong thời tiết se lạnh. Tuy nhiên tác hại của một vài loại hạt này là gì?
Dưới đây là lợi ích và tác hại của một vài loại hạt chị em hay ăn trong tiết trời se lạnh:
Hạt điều
Lợi ích: Hạt điều tuy không nhiều chất béo bằng các loại hạt khác, nhưng nó chứa chất chống oxy hóa hàng đầu là axit béo omega-3, omega-6 và nhiều chất dinh dưỡng khác. Hạt điều rất giàu khoáng chất đồng, một thành phần thiết yếu của nhiều enzyme.
Theo đông y, hạt điều có vị ngọt, bùi, tính ấm, tác dụng bổ dưỡng, làm dịu, trừ đàm. Rất tốt cho người suy nhược cơ thể, đau họng, ho do phong hàn, nhiều đàm. Khi thời tiết se lạnh dùng hạt điều sẽ rất tốt cho hệ hô hấp và cung cấp dinh dưỡng phòng chống bệnh.
Tiêu thụ hạt điều cho phép cơ thể hấp thụ chất sắt, giúp loại bỏ bệnh ung thư do các gốc tự do gây ra, sản xuất melanin giúp làn da và mái tóc của bạn đẹp hơn.
Hạt điều giàu magiê cùng với canxi làm cho xương và cơ bắp của bạn mạnh mẽ và khỏe mạnh. Nó cũng giúp ngăn chặn các cuộc tấn công của bệnh hen suyễn và cung cấp cho giấc ngủ yên tĩnh cho phụ nữ mãn kinh.
Ngoài ra, hạt điều cũng giúp mọi người tránh được bệnh tiểu đường vì nó có thể làm giảm mức độ chất béo trung tính và giúp bảo vệ cơ thể khỏi các biến chứng của bệnh tiểu đường.
Tác hại: Tuy nhiên, khi ăn hạt điều, bạn cần hết sức lưu ý. Với những người bị căn bệnh suy thận thì điều này càng quan trọng vì hạt điều thực phẩm giàu kali vì thế người bị suy thận không nên ăn nhiều.
Người bị mất giọng, khàn tiếng không nên ăn hạt điều khi ăn hạt điều, chất béo trong hạt sẽ kích thích niêm mạc họng nhiều hơn làm cho tình trạng mất tiếng, khàn giọng của bạn nặng hơn.
Hạt hướng dương
Lợi ích: Hạt hướng dương chứa chất béo với hàm lượng khá lớn, hạt hướng dương cung cấp một lượng calo đáng kể, 100gr hướng dương chứa 500 kilocalo, tương đương với một bánh socola.
Hạt hướng dương chứa nhiều vitamin E, selen và đồng đó là các chất chống oxy hóa trong tự nhiên. Những chất chống oxy hóa này giúp ngăn chặn tổn thương tế bào dẫn đến ung thư.
Ngoài ra, hạt hướng dương chứa nguồn magie rất cần thiết cho xương chắc khỏe. Các chất béo tốt trong hạt hướng dương làm giảm cholesterol. Hàm lượng chất xơ cao trong nó cũng hỗ trợ trong việc giảm cân.
Hay vitamin C hiện diện trong hạt hướng dương ngăn ngừa bệnh tim mạch. Nó trung hòa các gốc tự do và ngăn ngừa cơn đau tim và đột quỵ.
Tác hại: Tờ Rian của Nga cho biết hạt hướng dương có một số tác hại nhất định. Chúng có khả năng làm rối loạn hoạt động của thận, phá huỷ men răng và là nguyên nhân của hiện tượng ợ chua, ợ nóng.
Còn theo các bác sĩ da liễu, trong hạt hướng dương cũng như các loại hạt khác như: hạt điều, hạt dưa, hạt bí... đều chứa chất gây dị ứng da. Bởi vậy khi ăn, những người có cơ địa bị dị ứng thì nên tránh xa những loại hạt như hướng dương. Không những thế, hạt hướng dương chứa nhiều protein và các thành phần ức chế tinh hoàn, ảnh hưởng đến chức năng sinh sản bình thường của nam và nữ.
Hạt dẻ
Lợi ích: Hạt dẻ là hạt khô được người tiêu dùng ưa chuộng. Đây là loại hạt có vị ngọt bùi thơm ngon, giàu vitamin và chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Nếu lựa chọn và sử dụng hạt dẻ cười đúng cách sẽ rất có lợi cho bạn vì hạt dẻ cười còn là một loại thuốc chữa được nhiều bệnh như tiểu đường, cải thiện chức năng não, phòng ngừa ung thư… Mùa thu này bạn hãy bổ sung cho mình loại hạt này để tăng sức đề kháng.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, hạt dẻ có tác dụng trong việc bảo vệ tim mạch. Loại axit béo thuộc họ Omega-3 trong hạt dẻ có tác dụng giúp kháng viêm và bảo vệ tim. Ngoài ra, chất phytosterol được coi là chất giúp giảm sự hấp thu cholesterol vào trong máu.
Theo Trung tâm Y tế Maryland (Mỹ), mangan cũng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình lão hóa. Một khẩu phần ăn gần 100 gam hạt dẻ chỉ chứa hơn 1 microgram mangan nhưng chiếm tới 50% lượng mangan được khuyến cáo cho cơ thể mỗi ngày. Mangan cũng giúp sản xuất liên kết mô và đông máu.
Tác hại: Những loại hoa quả này nếu ăn quá nhiều, ngoài việc không có lợi cho sức khỏe mà còn gây ra hiện tượng nhiệt, nóng trong người.
Thành phần của hạt dẻ hầu như không có chất xơ, nên ăn nhiều sẽ gây táo bón. Những người tiêu hoá kém không nên ăn hạt dẻ nhiều dễ làm tổn thương tỳ vị.
Người bị bệnh dạ dày nên hạn chế ăn hạt dẻ vì sẽ sản sinh nhiều axit dạ dày, tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, người bị nặng sẽ dẫn đến xuất huyết dạ dày. Người bị cảm chưa khỏi, bệnh nhân mắc chứng sốt rét, kiết lỵ, phụ nữ sau khi sinh không nên ăn nhiều hạt dẻ. Mỗi ngày không nên ăn quá 10 hạt dẻ to để tránh bị táo bón.
Khi ăn hạt dẻ cũng cần chú ý không ăn các loại hạt đã có dấu hiệu mốc hỏng. Khi bóc hạt dẻ nếu thấy màu sắc bên trong thay đổi thì cần phải bỏ ngay.