[Livestream] Phòng ngừa và chăm sóc trẻ mắc tay chân miệng cho đúng, tránh biến chứng: Trẻ bị tay chân miệng nên kiêng ăn gì?

HN,
Chia sẻ

Dịch tay chân miệng diễn ra theo đợt 2 lần mỗi năm khiến biết bao phụ huynh lo lắng, bất an. Cho tới thời điểm này, số ca mắc tay chân miệng vẫn có xu hướng tiếp tục gia tăng trên cả nước.

Ngày 4/7, theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua, số ca mắc tay chân miệng tăng so với tuần trước và có thể tiếp tục gia tăng trong thời gian tới do đang vào cao điểm mùa dịch.

Còn theo số liệu của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, trong tuần qua, khu vực miền Bắc ghi nhận 197 trường hợp mắc tay chân miệng, chưa có trường hợp tử vong. Như vậy, lũy tích năm 2022, khu vực miền Bắc ghi nhận 4.522 trường hợp mắc tay chân miệng. So với cùng kỳ năm 2021 (1.379), số ca mắc tăng 228%.

Theo Bộ Y tế, bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch do virus đường ruột gây ra, do hai nhóm tác nhân gây bệnh thường gặp là Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 (EV71). Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt tập trung ở nhóm dưới 3 tuổi.

Đa phần trẻ nhỏ mắc tay chân miệng đều ở thể nhẹ, tuy nhiên ở một số trường hợp, bệnh có thể diễn biến nặng và gây biến chứng nguy hiểm như viêm não - màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nên cần được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Cha mẹ đang nuôi con nhỏ tuyệt đối không được chủ quan, khi phát hiện bệnh thì cần chủ động đưa con đi khám.

Để có thêm hiểu biết và biết cách chủ động phòng tránh bệnh cho con, kính mời quý vị theo dõi giải đáp của BS Phí Văn Công, chuyên khoa Nhi, Bệnh viện Xanh Pôn, tại chương trình Chuyện khó có bác sĩ với chủ đề "PHÒNG NGỪA VÀ CHĂM SÓC CON BỊ TAY CHÂN MIỆNG".