Like, share không cần nghĩ và sự thật ngao ngán sau những màn "sống ảo" câu like
Các cô nàng FA mùa đông không có gấu phải "sống ảo" đã đành, đến các chị có chồng con rồi vẫn thích sống ảo câu like. Một bức ảnh, 1 clip không rõ nguồn mà bao người nhận vơ, "dựng" lên tình tiết mới thật "hot", "sốc" để tăng view. Thật khiến người ta ngao ngán.
Sự thực đây là clip có nguồn gốc từ Trung Quốc. Văn phòng công an tỉnh Giang Tô, Trung Quốc có kết luận chính thức về vụ việc này. Theo đó, mẹ bé là cô Liu (30 tuổi) vì mâu thuẫn gia đình nên đã quyết định bỏ nhà ra đi. Người bạn trai của cô (31 tuổi) vì muốn ép cô Liu quay về nên đã hành hạ con của hai người bằng cách lấy bao ni lông trùm kín đầu gây nghẹt thở hay đổ nước lạnh lên người cậu bé. Hiện nay đứa trẻ đã được giải thoát khỏi người cha tàn ác và trong tình trạng sức khỏe tốt. Người cha cũng đã bị tạm giữ vì tội bạo hành trẻ em. Ai cũng cầu mong người cha độc ác này bị trừng phạt thích đáng.
Clip này mang tính chất cảnh tỉnh các bậc cha mẹ nên hiệu ứng xã hội mang lại quá cao, thành ra, nó bị lợi dụng để câu like, câu view, câu sub cho các tài khoản bán hàng online, kinh doanh, làm đẹp... Ban đầu, các thành viên mạng rất bức xúc, đòi truy tìm địa chỉ người cha này để công an tới xử lý, nhưng sau đó đã bị "bóc mẽ" là clip nguồn gốc nước ngoài nên mọi người quay sang gạch đá những thành phần "sống ảo", chịu khó mày mò clip sốc để câu like câu view, lại còn cố tình chỉnh sửa, "bóp méo" đi chút ít để doạ các bà mẹ bỉm sữa.
Tương tự như câu chuyện clip em bé ở trên, mới đây nhất, trên khắp các diễn đàn dành cho mẹ bỉm và chị em phụ nữ, mọi người đang lên án dữ dội một video ghi lại cảnh "người chồng bạo hành vợ mình dã man", ai xem cũng thấy xót xa.
Đem chuyện buồn, nỗi đau của người khác ra để thu hút sự chú ý, không phải lúc nào cũng vì mục đích tốt. Thay đổi sự thật rồi lan truyền nó càng mang lại hệ quả không thể lường.
Mặc dù nội dung video rất chân thực, nhưng thông tin cụ thể về người vợ tội nghiệp lại khá mơ hồ, chị em cứ thi nhau like share, bình luận ném đá, chửi bới ầm ĩ mà không hề biết clip ấy có đúng là chồng đánh vợ, ở Việt Nam hay 1 quốc gia nào khác. Chỉ biết rằng, clip ấy cứ qua tay hết người này đến người khác, hàng chục nghìn người, toàn những hotgirl, hotboy nào đó không liên quan đến sự việc, hoặc một nickname tự xưng “cùng là thân phận đàn bà”. Cư dân mạng đồng cảm, tức giận, dùng lời lẽ bảo vệ người vợ bị đánh là thật, nhưng thực hư câu chuyện lại hoàn toàn khác, đã được báo chí mổ xẻ trước đó.
Theo thông tin từ trang Everyday, tiếng Campuchia, thì đây chính xác là clip ông chủ đánh nữ nhân viên. Trong đoạn clip trên, nữ nạn nhân, 28 tuổi ở huyện Kabbas, Takeo, làm việc trong một khu công nghiệp ở Bussan, Hàn Quốc. Người đàn ông đánh đập người phụ nữ dã man thực chất là ông chủ người Trung Quốc. Sự việc xảy ra vào ngày 13/9 trong nhà bếp của khu công nghiệp.
Cứ thế, những nội dung không rõ nguồn gốc, chưa được chứng thực nhưng đủ giật gân, đủ "sốc" cứ tiếp tục được like share dữ dội, mà khoing ai màng đến hệ quả hay trăn trở với 1 cái click chuột!
"Nhận vơ" không ngần ngại
"Sống ảo" vốn dĩ không xấu, từ khi mạng xã hội trở nên phổ biến
và thiết yếu như cơm ăn áo mặc, thì chuyện "xin vài phút lừa dối bản
thân" được dân tình coi là điều quá bình thường. Thế nhưng, trào lưu này
đã biến tướng thành việc làm bị nhiều người ghét, lên án dữ dội, bởi "sống
ảo" đã làm nảy sinh ra những căn bệnh khó chữa sau đây: các hotgirl,
hotboy chỉ đẹp khi có 360, "tăng xin. giảm mua, tích cực "nhận vơ" đồ đạc của người khác
thành của mình, thích "nghệ thuật sắp đặt" để giả vờ cho thiên hạ
nghĩ mình sang chảnh, chuyên post video gây sốc, giật tít phản cảm để câu like...
Cách đây không lâu, dịp 20/10 cũng xuất hiện vụ việc gây xôn xao, các chị em thi nhau copy bức ảnh chụp hộ chiếu kèm giấy nhắn của một ông chồng soái ca tặng vợ, mỗi người lại "xào" với status khác nhau khiến dân tình được phen chế nhạo ầm ĩ.
Một món quà cho ngày phụ nữ mà cả mấy chục cô vợ cùng nhận là của mình!
Rồi cả những vụ tưởng đùa mà có thật, các cô gái tranh nhau nhận vơ quần áo hàng hiệu, mỹ phẩm đắt tiền, siêu xe, biệt thự... là của mình. 1 chiếc điện thoại Iphone vỡ có đến 5-6 cô nhận về trên facebook. 1 thân hình nuột nà trắng trẻo đi spa, cũng được 3-4 cô check-in tại các địa điểm khác nhau, bảo đấy là body của mình.
Cùng một ảnh, cùng một body, nhưng có đến 3 cô gái nhận đấy là mình và check in ở 3 chỗ khác nhau!
Lạ thật! Like share đâu có mài ra để ăn được, sao các thánh "sống ảo" cứ thích làm chuyện vô bổ nhỉ? Có lẽ cảm giác được nhiều người quan tâm theo dõi, bình luận, bấm "thích"... khiến cho họ cảm thấy yêu đời hơn chăng? Hay là họ thích nổi tiếng, thích làm người của công chúng nhỉ?
Lý do chính xác là gì chắc chỉ các thành phần "sống ảo" mới biết! Đến bao giờ thì anh chị em mới chịu sống thật với lòng mình đây? Trong thời gian chờ đợi tìm ra câu trả lời, mời mọi người chiêm ngưỡng một số ca "sống ảo" đình đám trên mạng xã hội từng làm dân tình sợ hãi choáng váng gần đây.
Cách đây vài tháng, "quả đầu" gặp tai nạn dập xù kinh dị của cô gái trẻ được các salon tranh chấp sứt đầu mẻ trán nhận là của mình.
Một cô nàng đăng ảnh dịu dàng dựa vào vai ai đó, làm bạn bè hỏi han tới tấp rằng có phải đông này đã có gấu?
Nhưng sự thật kinh hoàng là đây: bạn thân của cô ấy đã cố "gồng mình" để hỗ trợ cho màn sống ảo một cách xuất sắc!
Không phải lúc nào sống ảo cũng suôn sẻ: cô gái vừa ngủ vừa chụp ảnh tự sướng, ra vẻ "diễn sâu" khiến cư dân mạng cười ra nước mắt.
"Thánh sống ảo" P.Q Tina từng bị cộng đồng mạng bóc mẽ lối sống trên mây, chuyên ghép mặt mình vào body người mẫu, sao nổi tiếng thế giới.
Tấm ảnh mấy thỏi son đắt tiền được 2 cô gái cùng nhận là của mình.
Cạn lời với trường hợp "siêu sống ảo": nhận cả bạn trai người khác không hề quen biết là bạn trai mình!