Liberia thiếu túi đựng thi thể bệnh nhân tử vong vì Ebola
Túi đựng thi thể nạn nhân tử vong vì Ebola là vật dụng thiết yếu giúp Liberia chống lại đại dịch nhưng hiện nay, vật dụng này tại đây cũng đã trở nên cạn kiệt.
Liberia là một trong ba nước chịu ảnh hưởng nặng nhất từ đại dịch Ebola. Hiện cả quốc gia này mới chỉ có khoảng 4.900 túi đựng thi thể. Trong khi đó, theo dự đoán của Bộ Y tế Liberia, trong vòng 6 tháng tới, quốc gia này cần 85.000 vật dụng tương tự.
Nhìn lại kho hàng vật dụng hỗ trợ cho chiến dịch mới thấy, túi đựng thi thể không phải là vật dụng duy nhất mà Liberia còn thiếu. Quần áo, kính bảo hộ, khẩu trang, găng tay,… đều là những đồ vật mà ngành y tế Liberia đang cần để ngăn chặn đại dịch.
Các trang thiết bị để chống lại Ebola đang vô cùng thiếu thốn tại Liberia.
Liberia cho biết, đất nước này cần 2.4 triệu hộp găng tay trong vòng 6 tháng tới. Cả nước này hiện mới chỉ có 18.000 hộp, mỗi hộp có 100 cặp găng tay. Tương tự, Liberia cần 1.2 triệu áo trùm đầu, trong khi đó, hiện tại mới chỉ có 165.000 chiếc trong kho hàng.
Các thiết bị khác có thể vẫn thiếu như: Mặt nạn có 309.000 chiếc trong khi đó, Liberia cần 1.700.000 thiết bị, kính bảo hộ sẽ có 5.700 chiếc, cần 567.000 chiếc; ủng cao su có 2.200 chiếc, cần 176.000 chiếc, nệm có 2.000 chiếc nhưng cần 5.000 chiếc; bình xịt cầm tay có 420 chiếc nhưng cần 210.000 chiếc.
Theo số liệu mới nhất, hiện tại Liberia đã có 2.458 người chết vì Ebola. Trong tuần vừa qua, nhiều nhân viên y tế đã đình công để đòi hỏi mức lương cao hơn. Nhiều phòng khám hiện đã không còn ai quản lý vì tình trạng đình công này.
Kể từ dịch bệnh bắt đầu bùng phát vào tháng 3/2014, đã có 9.000 trường hợp nhiễm Ebola, trong đó có 4.493 trường hợp tử vong. Hơn nửa số ca tử vong được xác nhận xảy ra tại Liberia. Hai quốc gia Guinea và Sierra Leone cũng chịu thiệt hại ngang ngửa nhau. Con số này được dự báo là sẽ tăng vọt trong thời gian tới.
Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, mỗi tuần sẽ có 10.000 trường hợp mắc Ebola mới tại ba quốc gia trên vào cuối năm 2014. Mọi thứ sẽ tồi tệ hơn trước khi những thông tin tốt lành xuất hiện.
Liberia sẽ nhận được nhiều viện trợ trong tuần tới. Tuy nhiên, như thế vẫn là chưa đủ. Ít nhất sẽ không có thêm túi đựng thi thể.
Ngoài ba quốc gia trên, Senegal, Nigeria, Tây Ban Nha và Hoa Kỳ là những nước đã được xác nhận xuất hiện Ebola.
Trước đó, tại Mỹ, một người gốc Việt là Nina Phạm đã được xác nhận đã nhiễm Ebola cho dù cô sử dụng các biện pháp an toàn. Rất có thể, Nina Phạm đã nhiễm Ebola trước khi về Texas. Khi đi máy bay, Nina đã có những triệu chứng của bệnh.
Nhìn lại kho hàng vật dụng hỗ trợ cho chiến dịch mới thấy, túi đựng thi thể không phải là vật dụng duy nhất mà Liberia còn thiếu. Quần áo, kính bảo hộ, khẩu trang, găng tay,… đều là những đồ vật mà ngành y tế Liberia đang cần để ngăn chặn đại dịch.
Các trang thiết bị để chống lại Ebola đang vô cùng thiếu thốn tại Liberia.
Các thiết bị khác có thể vẫn thiếu như: Mặt nạn có 309.000 chiếc trong khi đó, Liberia cần 1.700.000 thiết bị, kính bảo hộ sẽ có 5.700 chiếc, cần 567.000 chiếc; ủng cao su có 2.200 chiếc, cần 176.000 chiếc, nệm có 2.000 chiếc nhưng cần 5.000 chiếc; bình xịt cầm tay có 420 chiếc nhưng cần 210.000 chiếc.
Theo số liệu mới nhất, hiện tại Liberia đã có 2.458 người chết vì Ebola. Trong tuần vừa qua, nhiều nhân viên y tế đã đình công để đòi hỏi mức lương cao hơn. Nhiều phòng khám hiện đã không còn ai quản lý vì tình trạng đình công này.
Kể từ dịch bệnh bắt đầu bùng phát vào tháng 3/2014, đã có 9.000 trường hợp nhiễm Ebola, trong đó có 4.493 trường hợp tử vong. Hơn nửa số ca tử vong được xác nhận xảy ra tại Liberia. Hai quốc gia Guinea và Sierra Leone cũng chịu thiệt hại ngang ngửa nhau. Con số này được dự báo là sẽ tăng vọt trong thời gian tới.
Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, mỗi tuần sẽ có 10.000 trường hợp mắc Ebola mới tại ba quốc gia trên vào cuối năm 2014. Mọi thứ sẽ tồi tệ hơn trước khi những thông tin tốt lành xuất hiện.
Liberia sẽ nhận được nhiều viện trợ trong tuần tới. Tuy nhiên, như thế vẫn là chưa đủ. Ít nhất sẽ không có thêm túi đựng thi thể.
Ngoài ba quốc gia trên, Senegal, Nigeria, Tây Ban Nha và Hoa Kỳ là những nước đã được xác nhận xuất hiện Ebola.
Trước đó, tại Mỹ, một người gốc Việt là Nina Phạm đã được xác nhận đã nhiễm Ebola cho dù cô sử dụng các biện pháp an toàn. Rất có thể, Nina Phạm đã nhiễm Ebola trước khi về Texas. Khi đi máy bay, Nina đã có những triệu chứng của bệnh.
(Theo CNN)