"Lệnh Xóa Sổ": sát thủ "cấp phường" và" siêu bình bông" di động
Bộ phim chỉ mới làm mãn nhãn khán giả phim Việt ở những màn đánh đấm. Còn lại, dĩ nhiên là không ổn nếu như không muốn nói là ... tệ.
Ngày 22/4 vừa qua, "Lệnh Xóa Sổ" đã chính thức được công chiếu trên toàn bộ hệ thống các rạp. Và ngay lập tức đón nhận sự thất vọng của khán giả.
Trong khi các bộ phim hành động trên thế giới đang cố gắng lồng vào phim những tình huống, cũng như xây dựng cho các nhân vật có chiều sâu nội tâm hơn thì "Lệnh Xóa Sổ" lại đi theo mốt hướng ngược lại hoàn toàn. Với "Lệnh Xóa Sổ", khán giả có cảm giác phim này làm nhằm mục đích tạo ra các cảnh đánh nhau là chính và không màng đến nội dung cũng như đường dây câu chuyện dẫn đến những màn đánh đấm hoành tráng.
Kịch bản hoàn toàn lỏng lẻo khi các nhân vật liên tục xuất hiện trên phim không có mục đích và vai trò rõ ràng, y như kiểu "có cũng được mà không có cũng chả sao". Trước đó, trên một bài báo sau ngày ra mắt, nhà văn Bùi Chí Vinh (tác giả kịch bản) đã tỏ ra thất vọng hoàn toàn với bộ phim và bây giờ khán giả đã hiểu được phần nào những bức xúc của ông.
Còn nhân vật chính do Kim Hoàng thể hiện thì lại càng khó hiểu bởi nhiều lý do chẳng đâu vào đâu: Tại sao anh ta hoàn lương? Tại sao anh ta làm việc cho ông trùm? Tại sao anh ta lại bị phát hiện dễ dàng đến thể? Và rất nhiều câu hỏi tại sao cho các phân đoạn có sự xuất hiện của nhân vật này.
Điểm sáng của phim chắc có lẽ là thuộc về 2 diễn viên gạo cội Hoàng Phúc và Nguyễn Chánh Tín. Ngoài Hoàng Phúc từng xuất hiện trong "Bẫy Rồng" cách đây 2 năm thì lâu lắm rồi khán giả mới gặp lại diễn viên Nguyễn Chánh Tín. Tiếc thay, đây lại là một bộ phim "nửa vời". Nhưng, dù kịch bản bất ổn nhưng những phân đoạn có sự xuất hiện của 2 diễn viên này đều khiến khán giả hài lòng bởi khả năng diễn xuất tuyệt vời của họ.
Tuy nhiên, tất cả những lỗi, những non kém của kịch bản chỉ bắt đầu xuất hiện từ khoảng 2/3 phim trở đi. Không phải một mà là rất nhiều khán giả đã tiếc cho bộ phim này vì 1/3 thời gian đầu phim thực sự đã rất cuốn hút. Giá như, "Lệnh Xóa Sổ" dài hơn một chút, các nội dung mấu chốt được thể hiện rõ hơn, các tình tiết được chắt lọc, liên kết với nhau hơn thì chắc chắn kết quả sẽ khả quan hơn rất nhiều. "Lệnh Xóa Sổ" không dở bởi vì đánh đấm mà lại kém ở phần nội dung. Một điều đáng tiếc mà chắc có lẽ các nhà làm phim Việt Nam sẽ học hỏi được nhiều khi nhắc về bộ phim này. Rõ ràng, với thể loại phim hành động, phim Việt không hề thua kém các nước trên thế giới về kỹ xảo, về võ thuật, về diễn viên mà chỉ thua duy nhất ở khâu kịch bản và dựng phim. Mà điều này, thật khó có thể đổ lỗi cho bất cứ điều gì ngoài 1 chữ: ẩu!
Trong khi các bộ phim hành động trên thế giới đang cố gắng lồng vào phim những tình huống, cũng như xây dựng cho các nhân vật có chiều sâu nội tâm hơn thì "Lệnh Xóa Sổ" lại đi theo mốt hướng ngược lại hoàn toàn. Với "Lệnh Xóa Sổ", khán giả có cảm giác phim này làm nhằm mục đích tạo ra các cảnh đánh nhau là chính và không màng đến nội dung cũng như đường dây câu chuyện dẫn đến những màn đánh đấm hoành tráng.
Đinh Ngọc Diệp (trái) - "Siêu bình bông di động" của phim Việt
Đinh Ngọc Diệp lại tiếp tục khẳng định ví trí "siêu bình bông di động" trên phim trường khi vai diễn của cô hoàn toàn gây khó hiểu cho khán giả. Và trường đoạn dài nhất thể hiện diễn xuất của cô lại là cảnh bị ... xé đồ và cưỡng bức. Sự kết nối từ một cô gái mù đến một nữ trinh sát rất khập khễnh khi chỉ được minh họa bằng một cảnh cô này cầm máy ảnh đi chụp lén và chỉ có thế. Để rồi gần cuối phim cô trinh sát này lộ diện mà chả đóng góp gì cho chiến thắng mà cũng như chả làm nên ý nghĩa gì cho phim nếu có. Thử cắt toàn bộ cảnh diễn của nhân vật này đi, chắc chắn, cũng chả ảnh hưởng gì đến bộ phim. Dàn sát thủ cấp ... phường của "Lệnh Xóa Sổ"
Dàn sát thủ do dàn siêu mẫu Phi Thanh Vân, Vĩnh Thụy, Duy Nhân, Đinh Phương Ánh, ca sỹ Tuấn Hưng ... thể hiện cũng nhạt không kém. Theo như những gì kịch bản thể hiện thì nhóm sát thủ này là một nhóm sát thủ chuyên nghiệp, thực hiện các việc truy sát một cách rất có bài bản và chuẩn xác. Nhưng trên thực tế, trong "Lệnh Xóa Sổ", nhóm sát thủ này không khác những băng nhóm đòi nợ mướn vô tổ chức cấp ... phường là bao nhiêu, có chăng gây chú ý là màn sử dụng "hàng nóng" là chiếc phi tiêu khiến khán giả cười rũ rượi của "cô nàng da nâu" Phi Thanh Vân. Còn nhân vật chính do Kim Hoàng thể hiện thì lại càng khó hiểu bởi nhiều lý do chẳng đâu vào đâu: Tại sao anh ta hoàn lương? Tại sao anh ta làm việc cho ông trùm? Tại sao anh ta lại bị phát hiện dễ dàng đến thể? Và rất nhiều câu hỏi tại sao cho các phân đoạn có sự xuất hiện của nhân vật này.
Điểm sáng của phim chắc có lẽ là thuộc về 2 diễn viên gạo cội Hoàng Phúc và Nguyễn Chánh Tín. Ngoài Hoàng Phúc từng xuất hiện trong "Bẫy Rồng" cách đây 2 năm thì lâu lắm rồi khán giả mới gặp lại diễn viên Nguyễn Chánh Tín. Tiếc thay, đây lại là một bộ phim "nửa vời". Nhưng, dù kịch bản bất ổn nhưng những phân đoạn có sự xuất hiện của 2 diễn viên này đều khiến khán giả hài lòng bởi khả năng diễn xuất tuyệt vời của họ.
Hoàng Phúc (phải) thể hiện rõ đẳng cấp của một diễn viên gạo cội
Những màn thể hiện võ thuật cũng như diễn xuất nội tâm của Hoàng Phúc đều thể hiện đẳng cấp của một diễn viên nhà nghề. Từng ánh mắt, từng cử chỉ, từng cú đòn anh tung ra đều có lực và rất thuyết phục, khác hẳn màn đánh đấm "thừa động tác, dư tiếng hét nhưng thiếu nội lực" của Vĩnh Thụy vào cuối phim. Nguyễn Chánh Tín cũng thể hiện rất tốt vẻ uy nghiêm đáng sợ của một ông trùm băng đảng. Tuy nhiên, các xử lý của bộ phim này đã khiến công sức của anh hoàn toàn "đổ sông đổ biển" khi cho nhân vật này bị bắt và giết hết sức đơn giản. Khá nhiều khán giả đã hụt hẫng khi ông trùm bị giết một cách quá lãng xẹt, trong khi cảnh chiến đấu với ông trùm phải là một cảnh đánh nhau hoành tráng nhất của phim.Một cảnh Kim Hoàng (vai Hoàng) đánh nhau với lính của ông trùm ăn mặc như Ninja và xài kiếm
Lần đầu tiên làm phim, mà lại là một phim hành động, có vẻ như Trần Kim Hoàng quá tham khi muốn để những cảnh võ thuật chiếm phần lớn thời lượng của phim. Các cảnh quay đánh nhau khá tốt và tạo được không khí cho khán giả. Nhưng, có vẻ như anh thiếu mất sự nhất quán trong cách sử dụng võ thuật cho phim. Băng đảng của phe phản diện không có chút liên quan đến Nhật Bản nhưng cả phim, băng nhóm này chỉ toàn sử dụng kiếm, phi tiêu và ... bịt mặt như Ninja. Và thêm một điều nữa, mặc dù đặc thù của phim hành động là "một người đánh thắng được nhiều người và nhiều người thì không thể đánh được một người" nhưng cũng không nên vì thế mà anh quá ưu ái cho các nhân vật chính diện. Chỉ cần thêm một chút thất thế, một vài cảnh bị đánh ngược lại, một vài đoạn khiến vai chính bị "tơi tả" hơn nữa thì các cảnh đánh nhau sẽ hấp dẫn và kịch tính hơn nhiều.Tuy nhiên, tất cả những lỗi, những non kém của kịch bản chỉ bắt đầu xuất hiện từ khoảng 2/3 phim trở đi. Không phải một mà là rất nhiều khán giả đã tiếc cho bộ phim này vì 1/3 thời gian đầu phim thực sự đã rất cuốn hút. Giá như, "Lệnh Xóa Sổ" dài hơn một chút, các nội dung mấu chốt được thể hiện rõ hơn, các tình tiết được chắt lọc, liên kết với nhau hơn thì chắc chắn kết quả sẽ khả quan hơn rất nhiều. "Lệnh Xóa Sổ" không dở bởi vì đánh đấm mà lại kém ở phần nội dung. Một điều đáng tiếc mà chắc có lẽ các nhà làm phim Việt Nam sẽ học hỏi được nhiều khi nhắc về bộ phim này. Rõ ràng, với thể loại phim hành động, phim Việt không hề thua kém các nước trên thế giới về kỹ xảo, về võ thuật, về diễn viên mà chỉ thua duy nhất ở khâu kịch bản và dựng phim. Mà điều này, thật khó có thể đổ lỗi cho bất cứ điều gì ngoài 1 chữ: ẩu!