Lê Văn Luyện và lời sám hối muộn màng
Ai đó đã từng nói rằng, trại giam là nơi thích hợp nhất để giúp cho những con người lầm lỡ biết quay đầu hướng thiện.
Dù kẻ đó ngoài đời có ngang tàng, quỷ quyệt nhường nào, đến khi đối diện với tòa ngang dãy dọc, bê tông cốt thép quây cao lừng lững thì cũng phải đôi phần run sợ. Lê Văn Luyện, có lẽ cũng không là ngoại lệ.
Nhớ nhất thằng em út!
Sau khoảng một tháng kể từ khi được đưa về lao động và cải tạo tại Trại giam số 3, Lê Văn Luyện ít nhiều đã có những chuyển biến về suy nghĩ và nhận thức. Tính từ lúc vạ vật phố sàn ủ mưu, tính kế cho đến khi gây án, Luyện như con “ngựa hoang” chưa được thuần hóa. Nhưng giờ đây, Luyện có phần “dịu” đi, không còn “bất kham” như trước.
Có thể, khi tận mắt chứng kiến những phạm nhân “đàn anh, đàn chị” được liệt vào dạng cứng đầu cứng cổ, có đai có đẳng với án tích đầy mình còn bị thu phục, Luyện đã bắt đầu run sợ?
Tuy đôi lúc, Luyện vẫn tỏ ra bi phẫn, chán chường. Nhưng, điều đó cũng hoàn toàn hợp nhẽ. Bởi, hơn ai hết, hắn hiểu cái giá phải trả cho tội ác mình đã gây ra. Hắn cũng rành rẽ, chuyện hắn sống được đến ngày hôm nay đã là một điều “kỳ diệu”. Giờ đây, tuổi thanh xuân của hắn sẽ được đong đếm từng ngày ở cái trại giam nấp sau những dãy núi đá điệp trùng.
Thỉnh thoảng hứng chí, Luyện còn kể dài, kể mãi về những ước mơ, dự định mà hắn vừa mới kịp vun lên và cả những âu lo của hắn về gia đình. Mặt cúi gằm, tay chốc chốc gãi lên mái đầu trọc lốc, hắn cứ kể, nhiều khi cũng chẳng cần để ý xem tôi có nghe hay không. Hắn cần trò chuyện. Bởi, đấy cũng là ham muốn bản năng mà con người hầu như ai cũng có.
“Từ ngày bị bắt, em nhớ nhất thằng em út. Lúc còn ở ngoài đời, em hay “kiệu” nó đi loanh quanh. Tay nó bíu vào tóc em thế này này, nhiều lúc còn “nhét” cả vào lỗ tai, lỗ mũi đau điếng, em kệ! Hồi đó, em để tóc dài, nó dễ nắm, giờ cắt ngắn rồi, chả bám được. Nó có máu buồn, sờ chỗ nào cũng rinh ríc, lại nói ngọng nữa, toàn gọi “anh Uyện ơi”…”, Luyện ngập ngừng, hướng vội ánh nhìn ra phía ngoài cửa sổ.
“Nhờ anh nói giúp với mọi người, cho em xin lỗi!”
Nói như Trung tá Nguyễn Sỹ Chương, cán bộ phụ trách đội trinh sát Trại giam số 3, người đồng hành cùng tôi trong suốt buổi chiều trò chuyện với Lê Văn Luyện, thì con người ta, dù có gai góc, lỳ lợm đến đâu cũng dễ bị xúc động bởi tình máu mủ, ruột rà. Một kẻ có “chọc trời, khuấy nước” đi chăng nữa, khi ta chạm vào nơi sâu thẳm, nơi dành cho gia đình thì họ cũng khó tránh khỏi rưng rưng.
Có sự thay đổi lớn lao đó trong con người Luyện, một phần cũng nhờ công tác giáo dục của các cán bộ trại giam. Bởi, ngay từ khi Lê Văn Luyện mới về cải tạo tại đây, Ban giám thị đã dành cho hắn sự quan tâm nhất định.
Không chỉ đơn thuần là hắn vừa gây nên vụ án kinh thiên động địa, được dư luận quan tâm, mà còn bởi cái nhân cách, nhận thức lệch lạc, lối sống sai lầm của hắn. Thế cho nên, ngay từ những ngày đầu, các cán bộ quản giáo đã thường xuyên tiếp xúc trò chuyện nhằm cảm hóa, giáo dục, uốn nắn, dần đưa hắn trở về con đường sáng.
Trung tá Chương cũng cho rằng, với những đối tượng như Lê Văn Luyện, do không nhận được sự quan tâm, giáo dục một cách đúng mực, nên giờ đây, việc cải tạo hắn sao cho thành người lương thiện đòi hỏi rất nhiều thời gian và công sức.
Trước khi theo chân cán bộ quản giáo ra khỏi phòng để quay về đội sản xuất, Luyện ngập ngừng, nấn ná rất lâu. Tôi tự hỏi, hắn còn điều gì muốn nói?
Lần chần mãi rồi Luyện cũng cất lời, giọng như gió thoảng:“Nhờ anh nói hộ với mọi người, cho em xin lỗi!”. Ánh mắt hắn cụp xuống rất nhanh. Nhưng, nhìn sâu vào đôi mắt đã có phần hoảng hốt ấy, tôi mong rằng, rồi đây, khi được học tập và cải tạo tại Trại giam số 3 này, Lê Văn Luyện sẽ thoát khỏi những tiếng “ru hồn” của quỷ sứ.
Một cảnh lao động của các phạm nhân ở Trại giam số 3.
"Em sợ không được “nhìn mặt” ông bà lần cuối!"
- Vào trại, Luyện hay nghĩ đến ai nhất?
- Mẹ và em trai. Em nhớ nhất thằng út. Lúc em bị bắt, nó mới có 3 tuổi, ngộ lắm…! (Mắt rưng rưng)
- Còn ai nữa?
- Em cũng nhớ với thương ông bà nội. Ngày trước, thỉnh thoảng em cũng ngủ với ông. Khi em bị bệnh, bà hay cho tiền. Ít thôi, tại nghèo mà. Giờ ở nhà, chắc cũng khổ với “người ta”…
- Không thương bố à?
- Có. Nhưng, bố còn trẻ, dù sao cũng là đàn ông, còn ông bà già rồi, chả biết sống được đến bao giờ.
- Luyện có mong được ông bà vào thăm không?
- Có chứ! (giọng đang sôi nổi chợt chùng xuống)… Nhưng, chắc cũng khó, đường xa thế này. Nhiều lúc, em cứ sợ từ giờ không được gặp mặt ông bà lần nào nữa!
- Luyện cứ cố gắng cải tạo rồi cũng sẽ đến ngày mãn hạn!
- Ông em hơn bảy mươi rồi. Bà hay đau lưng, mắt mũi kèm nhèm, chả biết có “đợi” em được không! Ngày trước đi phụ hồ, mấy lần em định lúc nào có tiền thì mua cho ông bà cái quạt điện mới…
- Nếu bây giờ gặp ông bà nội, Luyện nói gì?
- Em xin lỗi. Nhưng, cũng có lúc em sợ gặp người thân, thương lắm! Hôm trước khi vào đây, em gặp mẹ. Mẹ khóc mãi. Em khóc ít thôi, sợ mẹ lo. Mẹ về, em mới khóc…
- Từ khi vào “trại 3”, Luyện còn khóc lần nào nữa không?
- Mới vài lần, toàn vào ban đêm, tại phòng đông người. Em cứ nghĩ linh tinh rồi khóc, nhưng chỉ một lúc thôi…
Nhớ nhất thằng em út!
Sau khoảng một tháng kể từ khi được đưa về lao động và cải tạo tại Trại giam số 3, Lê Văn Luyện ít nhiều đã có những chuyển biến về suy nghĩ và nhận thức. Tính từ lúc vạ vật phố sàn ủ mưu, tính kế cho đến khi gây án, Luyện như con “ngựa hoang” chưa được thuần hóa. Nhưng giờ đây, Luyện có phần “dịu” đi, không còn “bất kham” như trước.
Có thể, khi tận mắt chứng kiến những phạm nhân “đàn anh, đàn chị” được liệt vào dạng cứng đầu cứng cổ, có đai có đẳng với án tích đầy mình còn bị thu phục, Luyện đã bắt đầu run sợ?
Tuy đôi lúc, Luyện vẫn tỏ ra bi phẫn, chán chường. Nhưng, điều đó cũng hoàn toàn hợp nhẽ. Bởi, hơn ai hết, hắn hiểu cái giá phải trả cho tội ác mình đã gây ra. Hắn cũng rành rẽ, chuyện hắn sống được đến ngày hôm nay đã là một điều “kỳ diệu”. Giờ đây, tuổi thanh xuân của hắn sẽ được đong đếm từng ngày ở cái trại giam nấp sau những dãy núi đá điệp trùng.
Thỉnh thoảng hứng chí, Luyện còn kể dài, kể mãi về những ước mơ, dự định mà hắn vừa mới kịp vun lên và cả những âu lo của hắn về gia đình. Mặt cúi gằm, tay chốc chốc gãi lên mái đầu trọc lốc, hắn cứ kể, nhiều khi cũng chẳng cần để ý xem tôi có nghe hay không. Hắn cần trò chuyện. Bởi, đấy cũng là ham muốn bản năng mà con người hầu như ai cũng có.
“Từ ngày bị bắt, em nhớ nhất thằng em út. Lúc còn ở ngoài đời, em hay “kiệu” nó đi loanh quanh. Tay nó bíu vào tóc em thế này này, nhiều lúc còn “nhét” cả vào lỗ tai, lỗ mũi đau điếng, em kệ! Hồi đó, em để tóc dài, nó dễ nắm, giờ cắt ngắn rồi, chả bám được. Nó có máu buồn, sờ chỗ nào cũng rinh ríc, lại nói ngọng nữa, toàn gọi “anh Uyện ơi”…”, Luyện ngập ngừng, hướng vội ánh nhìn ra phía ngoài cửa sổ.
Kể từ ngày vào cải tạo tại Trại giam số 3, Luyện đã “thuần” đi rất nhiều.
“Nhờ anh nói giúp với mọi người, cho em xin lỗi!”
Nói như Trung tá Nguyễn Sỹ Chương, cán bộ phụ trách đội trinh sát Trại giam số 3, người đồng hành cùng tôi trong suốt buổi chiều trò chuyện với Lê Văn Luyện, thì con người ta, dù có gai góc, lỳ lợm đến đâu cũng dễ bị xúc động bởi tình máu mủ, ruột rà. Một kẻ có “chọc trời, khuấy nước” đi chăng nữa, khi ta chạm vào nơi sâu thẳm, nơi dành cho gia đình thì họ cũng khó tránh khỏi rưng rưng.
Có sự thay đổi lớn lao đó trong con người Luyện, một phần cũng nhờ công tác giáo dục của các cán bộ trại giam. Bởi, ngay từ khi Lê Văn Luyện mới về cải tạo tại đây, Ban giám thị đã dành cho hắn sự quan tâm nhất định.
Không chỉ đơn thuần là hắn vừa gây nên vụ án kinh thiên động địa, được dư luận quan tâm, mà còn bởi cái nhân cách, nhận thức lệch lạc, lối sống sai lầm của hắn. Thế cho nên, ngay từ những ngày đầu, các cán bộ quản giáo đã thường xuyên tiếp xúc trò chuyện nhằm cảm hóa, giáo dục, uốn nắn, dần đưa hắn trở về con đường sáng.
Trung tá Chương cũng cho rằng, với những đối tượng như Lê Văn Luyện, do không nhận được sự quan tâm, giáo dục một cách đúng mực, nên giờ đây, việc cải tạo hắn sao cho thành người lương thiện đòi hỏi rất nhiều thời gian và công sức.
Trước khi theo chân cán bộ quản giáo ra khỏi phòng để quay về đội sản xuất, Luyện ngập ngừng, nấn ná rất lâu. Tôi tự hỏi, hắn còn điều gì muốn nói?
Lần chần mãi rồi Luyện cũng cất lời, giọng như gió thoảng:“Nhờ anh nói hộ với mọi người, cho em xin lỗi!”. Ánh mắt hắn cụp xuống rất nhanh. Nhưng, nhìn sâu vào đôi mắt đã có phần hoảng hốt ấy, tôi mong rằng, rồi đây, khi được học tập và cải tạo tại Trại giam số 3 này, Lê Văn Luyện sẽ thoát khỏi những tiếng “ru hồn” của quỷ sứ.
Một cảnh lao động của các phạm nhân ở Trại giam số 3.
Lê Văn Luyện đang chăm chỉ lao động (sản xuất lông mi giả) trong trại
"Em sợ không được “nhìn mặt” ông bà lần cuối!"
- Vào trại, Luyện hay nghĩ đến ai nhất?
- Mẹ và em trai. Em nhớ nhất thằng út. Lúc em bị bắt, nó mới có 3 tuổi, ngộ lắm…! (Mắt rưng rưng)
- Còn ai nữa?
- Em cũng nhớ với thương ông bà nội. Ngày trước, thỉnh thoảng em cũng ngủ với ông. Khi em bị bệnh, bà hay cho tiền. Ít thôi, tại nghèo mà. Giờ ở nhà, chắc cũng khổ với “người ta”…
- Không thương bố à?
- Có. Nhưng, bố còn trẻ, dù sao cũng là đàn ông, còn ông bà già rồi, chả biết sống được đến bao giờ.
- Luyện có mong được ông bà vào thăm không?
- Có chứ! (giọng đang sôi nổi chợt chùng xuống)… Nhưng, chắc cũng khó, đường xa thế này. Nhiều lúc, em cứ sợ từ giờ không được gặp mặt ông bà lần nào nữa!
Trung tá Nguyễn Sỹ Chương:
“Sau ít ngày cải tạo tại Trại giam số 3, Lê Văn Luyện đã có nhiều chuyển biến tích cực…”
“Sau ít ngày cải tạo tại Trại giam số 3, Lê Văn Luyện đã có nhiều chuyển biến tích cực…”
- Luyện cứ cố gắng cải tạo rồi cũng sẽ đến ngày mãn hạn!
- Ông em hơn bảy mươi rồi. Bà hay đau lưng, mắt mũi kèm nhèm, chả biết có “đợi” em được không! Ngày trước đi phụ hồ, mấy lần em định lúc nào có tiền thì mua cho ông bà cái quạt điện mới…
- Nếu bây giờ gặp ông bà nội, Luyện nói gì?
- Em xin lỗi. Nhưng, cũng có lúc em sợ gặp người thân, thương lắm! Hôm trước khi vào đây, em gặp mẹ. Mẹ khóc mãi. Em khóc ít thôi, sợ mẹ lo. Mẹ về, em mới khóc…
- Từ khi vào “trại 3”, Luyện còn khóc lần nào nữa không?
- Mới vài lần, toàn vào ban đêm, tại phòng đông người. Em cứ nghĩ linh tinh rồi khóc, nhưng chỉ một lúc thôi…