Lãnh đạo EVN “đau lòng“ vì lương cán bộ chỉ... 7,3 triệu đồng/tháng
“Đây là mức tương đối thấp, nếu ở nông thôn có thể được, còn nếu ở thành thị thì không thể sống được. Là Tổng giám đốc, tôi rất đau lòng..."
Lỗ “khủng” vì “bù lỗ” cho người giàu
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng, tổng doanh thu bán điện năm 2010 của EVN là 90.934 tỷ đồng, tương ứng giá bán điện bình quân thực hiện là 1.061,4 đ/kWh điện thương phẩm. Trong khi đó, tổng chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2010 là 101.096 tỷ đồng, tương ứng với giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2010 là 1.180,0 đ/kWh điện thương phẩm.
Như vậy, năm 2010, sản xuất kinh doanh điện của EVN lỗ “khủng” tới 10.162 tỷ đồng. Đây là khoản lỗ riêng mảng kinh doanh điện, chưa tính đến lỗ lãi tại các công ty cổ phần điện mà EVN góp vốn. Ngoài ra, vẫn còn các chí phí chưa tính hết vào giá thành sản xuất kinh doanh điện trong năm 2010, bao gồm khoản lỗ chênh lệch tỷ giá là 15.463 tỉ đồng và chi phí tiếp nhận lưới điện nông thôn còn lại là 356 tỉ đồng.
Giải thích nguyên nhân chính dẫn đến khoản lỗ “khủng” trên, ông Phạm Lê Thanh, Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho rằng, ngoài lý do sản lượng thủy điện thấp (vì thiếu hụt nước nghiêm trọng) buộc EVN phải huy động các nhà máy chạy dầu và mua điện ngoài với giá cao gấp 3-4 lần giá bán điện bình quân, rồi biến động tỉ giá hối đoái, biến động giá nhiên liệu vv…, thì một lý do quan trọng là vì tập đoàn này đang phải “bù lỗ” cho cả những người giàu và trung lưu trong xã hội.
Ông Thanh cho rằng đây là một nghịch lý của ngành điện đang phải chịu. Theo tính toán của EVN, cứ mỗi hóa đơn tiền điện trị giá 1 triệu đồng/tháng, tập đoàn này phải bù 300 nghìn đồng; hóa đơn 2 triệu đồng thì bù lỗ 600 nghìn đồng.
“Bên cạnh đó, hiện khâu truyền tải điện đang rất yếu và chỉ đạt 50% theo thống kê ở Tổng sơ đồ điện 6. Điều này dẫn đến tình trạng có nhà máy nhưng vẫn xảy ra hiện tượng thiếu điện. Nếu không có động thái tích cực hơn nữa thì Hà Nội sẽ bị cắt điện trong năm 2012” – ông Thanh đe.
Lương 7,3 triệu đồng/tháng không đủ sống ở thành thị
Trước thông tin cho rằng, dù kêu lỗ nhưng lương của người lao động và lãnh đạo ở EVN vẫn rất cao, ông Thanh cho biết, lương để hạch toán vào giá thành điện thì “chỉ” 7,3 triệu đồng/người/tháng. “Đây là mức tương đối thấp, nếu ở nông thôn có thể được, còn nếu ở thành thị thì không thể sống được. Là Tổng giám đốc, tôi rất đau lòng khi lương của cán bộ tập đoàn chỉ có vậy. Nếu gia đình phải nuôi hai con thì không biết thế nào”, ông Thanh bình luận.
Về đầu tư ngoài ngành, ông Thanh khẳng định trong một đến hai năm tới, EVN sẽ rút hết vốn ra khỏi các lĩnh vực kinh doanh ngoài ngành, trước tiên là EVN Telecom - dự kiến sẽ chuyển giao cho Viettel. “Lĩnh vực bất động sản, chỉ có công ty con đầu tư khoảng vài tỷ đồng. Chúng tôi đang lên kế hoạch thoái vốn sớm đối với mảng ngân hàng, chứng khoán” – Tổng giám đốc EVN quả quyết.
Khắc phục tình trạng thua lỗ của EVN như thế nào? - Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cho hay, khoản lỗ hơn 10.000 tỷ đồng của EVN năm 2010 “sẽ được hạch toán vào giá điện”. “Giải pháp cơ bản nhất là phải đưa giá điện về đúng giá trị thật của nó” – ông Vượng nói.
Theo vị này, giá điện thấp đã khiến các đơn vị sản xuất cung ứng điện như EVN, PVN, TKV gặp nhiều khó khăn về hoàn vốn, đảm bảo đủ chi phí trong hoạt động điện lực. Cũng theo Thứ trưởng Vượng, Quyết định số 24/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ cho phép điều chỉnh giá điện bán theo cơ chế thị trường và Thông tư 31/2011/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định điều chỉnh giá bán điện theo thông số đầu vào cơ bản sẽ giúp các nhà máy được điều chỉnh giá bán đảm bảo có lãi, đây cũng là giải pháp cơ bản khuyến khích các nhà đầu tư tham gia vào thị trường sản xuất, cung cấp điện. Đây cũng là mục tiêu lâu dài để cung ứng điện ngày càng đầy đủ với giá cả hợp lý, chất lượng ngày càng cao, đảm bảo an ninh năng lượng cho đất nước.
Đợt này, Bộ Công Thương vẫn chưa quyết định thời điểm và mức tăng giá điện.
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng, tổng doanh thu bán điện năm 2010 của EVN là 90.934 tỷ đồng, tương ứng giá bán điện bình quân thực hiện là 1.061,4 đ/kWh điện thương phẩm. Trong khi đó, tổng chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2010 là 101.096 tỷ đồng, tương ứng với giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2010 là 1.180,0 đ/kWh điện thương phẩm.
Lương 7,3 triệu đồng, EVN than “không đủ sống”.
Như vậy, năm 2010, sản xuất kinh doanh điện của EVN lỗ “khủng” tới 10.162 tỷ đồng. Đây là khoản lỗ riêng mảng kinh doanh điện, chưa tính đến lỗ lãi tại các công ty cổ phần điện mà EVN góp vốn. Ngoài ra, vẫn còn các chí phí chưa tính hết vào giá thành sản xuất kinh doanh điện trong năm 2010, bao gồm khoản lỗ chênh lệch tỷ giá là 15.463 tỉ đồng và chi phí tiếp nhận lưới điện nông thôn còn lại là 356 tỉ đồng.
Giải thích nguyên nhân chính dẫn đến khoản lỗ “khủng” trên, ông Phạm Lê Thanh, Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho rằng, ngoài lý do sản lượng thủy điện thấp (vì thiếu hụt nước nghiêm trọng) buộc EVN phải huy động các nhà máy chạy dầu và mua điện ngoài với giá cao gấp 3-4 lần giá bán điện bình quân, rồi biến động tỉ giá hối đoái, biến động giá nhiên liệu vv…, thì một lý do quan trọng là vì tập đoàn này đang phải “bù lỗ” cho cả những người giàu và trung lưu trong xã hội.
Ông Thanh cho rằng đây là một nghịch lý của ngành điện đang phải chịu. Theo tính toán của EVN, cứ mỗi hóa đơn tiền điện trị giá 1 triệu đồng/tháng, tập đoàn này phải bù 300 nghìn đồng; hóa đơn 2 triệu đồng thì bù lỗ 600 nghìn đồng.
“Bên cạnh đó, hiện khâu truyền tải điện đang rất yếu và chỉ đạt 50% theo thống kê ở Tổng sơ đồ điện 6. Điều này dẫn đến tình trạng có nhà máy nhưng vẫn xảy ra hiện tượng thiếu điện. Nếu không có động thái tích cực hơn nữa thì Hà Nội sẽ bị cắt điện trong năm 2012” – ông Thanh đe.
Lương 7,3 triệu đồng/tháng không đủ sống ở thành thị
Trước thông tin cho rằng, dù kêu lỗ nhưng lương của người lao động và lãnh đạo ở EVN vẫn rất cao, ông Thanh cho biết, lương để hạch toán vào giá thành điện thì “chỉ” 7,3 triệu đồng/người/tháng. “Đây là mức tương đối thấp, nếu ở nông thôn có thể được, còn nếu ở thành thị thì không thể sống được. Là Tổng giám đốc, tôi rất đau lòng khi lương của cán bộ tập đoàn chỉ có vậy. Nếu gia đình phải nuôi hai con thì không biết thế nào”, ông Thanh bình luận.
Về đầu tư ngoài ngành, ông Thanh khẳng định trong một đến hai năm tới, EVN sẽ rút hết vốn ra khỏi các lĩnh vực kinh doanh ngoài ngành, trước tiên là EVN Telecom - dự kiến sẽ chuyển giao cho Viettel. “Lĩnh vực bất động sản, chỉ có công ty con đầu tư khoảng vài tỷ đồng. Chúng tôi đang lên kế hoạch thoái vốn sớm đối với mảng ngân hàng, chứng khoán” – Tổng giám đốc EVN quả quyết.
Khắc phục tình trạng thua lỗ của EVN như thế nào? - Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cho hay, khoản lỗ hơn 10.000 tỷ đồng của EVN năm 2010 “sẽ được hạch toán vào giá điện”. “Giải pháp cơ bản nhất là phải đưa giá điện về đúng giá trị thật của nó” – ông Vượng nói.
Theo vị này, giá điện thấp đã khiến các đơn vị sản xuất cung ứng điện như EVN, PVN, TKV gặp nhiều khó khăn về hoàn vốn, đảm bảo đủ chi phí trong hoạt động điện lực. Cũng theo Thứ trưởng Vượng, Quyết định số 24/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ cho phép điều chỉnh giá điện bán theo cơ chế thị trường và Thông tư 31/2011/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định điều chỉnh giá bán điện theo thông số đầu vào cơ bản sẽ giúp các nhà máy được điều chỉnh giá bán đảm bảo có lãi, đây cũng là giải pháp cơ bản khuyến khích các nhà đầu tư tham gia vào thị trường sản xuất, cung cấp điện. Đây cũng là mục tiêu lâu dài để cung ứng điện ngày càng đầy đủ với giá cả hợp lý, chất lượng ngày càng cao, đảm bảo an ninh năng lượng cho đất nước.
Đợt này, Bộ Công Thương vẫn chưa quyết định thời điểm và mức tăng giá điện.