Lằn ranh sống chết trong thành phố nguy hiểm nhất thế giới

Vân Anh,
Chia sẻ

Sau trận dội bom khiến 300 người thiệt mạng, Baghdad, trong cuộc chiến với những kẻ khủng bố IS, đang trở thành thành phố nguy hiểm chết người bậc nhất thế giới.

Dhulfiqar Oraibi, 16 tuổi cùng anh trai Muthana mới đi đón cha mình vừa từ Italy về Iraq. Trời khá nóng, lại đang trong tháng ăn chay Ramadan nên cả gia đình đều không vui. Người cha, Ghanim Oraibi lại khác. Ông ngắm nhìn con trai đang sống trong một thành phố nguy hiểm nhất thế giới và cảm thấy hạnh phúc vì các con vẫn yên ổn.

Nhưng chỉ 3 giờ sau đó, rạng sáng ngày 3/7, một vụ nổ lớn làm rung chuyển cả khu vực trung tâm và phía tây nam Baghdad. Xe cứu thương, xe cảnh sát có mặt ở khắp nơi. Khói đen mù mịt cả thành phố. Oraibi vội vàng tìm kiếm các con nhưng chỉ thấy con trai cả Muthana.
 
Baghdad hoang tàn sau những trận đánh bom nhưng người dân thì đã quá quen rồi.

Vào đúng đêm định mệnh đó, Dhulfiqar đã ra ngoài mua đồ cùng người em học Ahmed Kadhem. Một chiếc xe đánh bom liều chế đã lao vào đám đông đang xếp hàng tại tiệm tạo hóa. Hàng trăm người đã thiệt mạng. Và mãi đến sáng sớm hôm sau, thi thể của Dhulfiqar mới được đưa ra khỏi đống đổ nát.

Vụ đánh bom liều chết khiến cả Baghdad chấn động. Người đi đưa tang nườm nượp trên phố. Tiếng khóc ai oán bất tận kéo dài suốt nhiều ngày sau đó. Mặc dù, không có nhiều người tỏ ra ngạc nhiên. Họ đã quá quen với cảnh tượng này. Người chết được đặt trong chiếc quan tài thô sơ, chở đến nghĩa trang chôn cất nhanh gọn. Mọi thủ tục đều dễ dàng, nhanh chóng vì quá quen rồi.

Vụ đánh bom chấn động nhưng cả thế giới có vẻ không quan tâm. Người dân Baghdad muốn thế giới chú ý đến nỗi đau của thành phố này nhưng điều đó đã không xảy ra. Như một chính trị gia Iraq đã nói: “Baghdad là một thành phố lịch sử. Một nơi có đủ người Hồi giáo, Thiên chúa giáo và người Do Thái sống chung. Và ở đây, chúng tôi đối mặt với bom. Bom nổ mỗi ngày”.


Cậu bé Dhulfiqarđã thiệt mạng trong một vụ đánh bom thảm khốc.

13 năm sau khi Mỹ đưa quân đến Iraq, Baghdad đã thay đổi hoàn toàn. Những năm 2006 – 2007, có lúc thành phố xảy ra 20 vụ đánh bom tự sát mỗi ngày nhằm vào lực lượng an ninh nhưng người dân lại là phe chịu hậu quả. 1000 vụ nổ được ghi nhận mỗi năm. Cho đến nay, Baghdad vẫn là thành phố bị khủng bố nhiều nhất, nguy hiểm nhất. Những vụ nổ ở Baghdad nhiều đến mức báo chí cũng không còn quan tâm.

Người dân Baghdad vẫn cứ sinh sống bình thường. Vẫn đi làm sau những trận đánh bom tàn khốc. Cửa hàng vẫn mở sau khi rửa sạch máu thịt từ các thi thể. Sập cửa hàng thì họ bán ngoài sân, thậm chí ngoài đường, có khi chỉ vài giờ sau mỗi cuộc tấn công.

Mặc cho chính quyền Iraq đã làm nhiều cách để giảm mức độ nghiêm trọng từ những vụ đánh bom nhưng điều đó rất khó. Nhất là khi giá dầu giảm khiến tình hình tài chính đất nước càng khó khăn.


Một trung tâm thương mại tan hoang tại Baghdad.

Một nhân viên cứu hỏa tại Baghdad cho biết các vụ đánh bom thường diễn ra liên hoàn. Thậm chí nhân viên cứu hỏa, cứu hộ còn bị tấn công khi muốn cứu người. Trong vụ đánh bom tại Karrada, anh đã chứng kiến những thi thể người bị cháy. Tiếng phụ nữ la hét, tiếng trẻ em gào khóc, tiếng còi cứu hỏa vang lên không ngừng. Đó là những gì đen tối nhất anh cảm nhận được.

Ngay tại bệnh viện, cảnh tượng hỗn loạn vẫn không ngừng. Người chết và bị thương quá nhiều, giường bệnh kín, bác sĩ không thể quan tâm hết được bệnh nhân. Người thân tức giận và có thể hành hung bác sĩ, y tá ngay tại bệnh viện.

Trong cuộc đời tôi, vụ đánh bom tại Karrada là kinh khủng nhất. Lúc đó, hàng trăm người gào thét ngoài sân khi tìm người thân. Mùi máu ở khắp nơi, quyện với mùi thịt cháy thật đáng ghê tởm.’ – Bác sĩ Saleh tại Bệnh viện Baghdad nói.


Những người trực điện thoại luôn trong tình trạng khẩn cấp vào tất cả các ngày trong năm.

Ngay tại Baghdad, số lượng bác sĩ được đào tạo không nhiều. Nhiều bệnh nhân chết vì những viết thương đơn giản nhưng không được bác sĩ trợ giúp thì cũng qua đời.

Cũng cần phải nói thêm rằng, bên ngoài Baghdad luôn có vành đai quân đội bảo vệ nghiêm ngặt. Tuy nhiên, vẫn có những kẻ đánh bom liều chết lọt qua được hành rào an ninh này. Số lượng vụ đánh bom bị ngăn cản rất ít. Cảnh sát kiểm tra những chiếc xe đáng ngờ, kiểm tra những người mặc áo khoác trong trời nắng nóng. Có thể đúng, có sai nhưng dù sao, nhầm còn hơn không.

Mới đây, cảnh sát Iraq tiếp tục trang bị xe quét X-quang để rà phá bom mìn với hy vọng nó sẽ mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, cho đến lúc này, người dân, hàng ngày vẫn phải sống trong sự lo sợ liệu có quả bom nào sẽ phát nổ ngay bên cạnh mình mỗi khi ra đường hay không?
 
Một hầm trú ẩn ngay bên trong thành phố.


Một sĩ quan cảnh sát lái xe quét X-quang đi khắp thành phố.


Sau tất cả, những đứa trẻ lại chịu thiệt thòi nhiều nhất từ chiến tranh.

Nguồn: Buzzfeed
Chia sẻ