Làm theo cách này, trẻ chậm nói đến mấy cũng hết lại không tốn một đồng nào

Tuấn Minh,
Chia sẻ

Cha mẹ nào có con chậm nói đều nên thử cách này ngay vì vừa hiệu quả lại không hề tốn kém.

Trẻ chậm nói dường như là câu chuyện không quá mới mẻ trong xã hội hiện nay. Thông báo từ UNICEF cho thấy, dịch Covid-19 không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe trẻ em tại Việt Nam mà đây còn là tình hình chung trên toàn thế giới. Chậm nói là một trong những tình trạng rất phổ biến.

"Uống" thứ này liên tục, trẻ chậm nói đến mấy cũng hết lại không tốn một đồng nào - Ảnh 1.

Nguyên nhân bởi, trong thời gian dịch Covid-19 kéo dài, trẻ cũng thực hiện cách ly xã hội. Việc không được đến trường, hạn chế giao tiếp, khả năng vận động cũng bị giới hạn, trẻ gặp nhiều vấn đề về sức khỏe tinh thần, tâm lý như stress, căng thẳng và chậm nói.

Sau khi cuộc sống được thiết lập ở tình trạng "bình thường mới", trẻ được đến trường nhưng vẫn chưa thể nói được khiến cha mẹ vô cùng lo lắng. Vậy, lúc này bạn cần làm gì để con nhanh biết nói, tránh những hạn chế trong giao tiếp và nhận thức?

"Uống" thứ này liên tục, trẻ chậm nói đến mấy cũng hết, cha mẹ hãy thử ngay!

Theo ThS.DS Trương Minh Đạt (Chuyên gia hàng đầu về Tiêu hóa, Hô hấp và Sữa cho trẻ em, hiện công tác tại Viện Nghiên cứu Y dược), chậm nói sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển EQ và IQ cũng như sự phát triển cảm xúc của trẻ.

"Uống" thứ này liên tục, trẻ chậm nói đến mấy cũng hết lại không tốn một đồng nào - Ảnh 3.

Chuyên gia nhận định, trẻ chậm nói đa phần là do môi trường xung quanh. Đặc biệt là môi trường sống của trẻ. Nếu con bạn tiếp xúc quá nhiều với iPad, tivi, smartphone, bố mẹ không dành thời gian để giao tiếp với con, nói chuyện với con thì "hãy cho con "uống" thứ này!".

"Đó chính là thời gian của các bạn", ThS.DS Trương Minh Đạt cho hay. Chuyên gia cho rằng, không còn gì tốt hơn để một đứa trẻ chậm nói khắc phục tình trạng này là bố mẹ dành thời gian nói chuyện với con, giao tiếp với con, hát cho con nghe...

"Tôi chắc chắn rằng, các bạn sẽ phải bất ngờ với hiệu quả của nó mà không phải tốn một đồng nào cả", ThS.DS Trương Minh Đạt khẳng định.

"Uống" thứ này liên tục, trẻ chậm nói đến mấy cũng hết lại không tốn một đồng nào - Ảnh 4.

Nếu ban ngày bạn phải đi làm, không thể nói chuyện cùng con thì đừng quên thời gian vàng buổi tối, hãy chắt chiu cơ hội này để giao tiếp thật nhiều với con. Ngoài nói chuyện, bạn cũng có thể thay đổi bằng việc chơi các trò chơi cùng con sẽ khiến bé thích thú, bật được âm nói.

Vậy, làm sao để biết con bạn có thực sự chậm nói hay chỉ là do người thân quá sốt ruột?

Các chuyên gia đưa ra một loạt dấu hiệu dưới đây để cha mẹ có thể xem xét và đánh giá tình hình thực tế của con mình:

1. Đối với trẻ 3-4 tháng tuổi

- Trẻ không đáp ứng với tiếng động mạnh.

- Trẻ không phát ra âm thanh gừ gừ.

- Trẻ bắt đầu gừ gừ nhưng không biết bắt chước các âm thanh khác (khi được 4 tháng tuổi).

"Uống" thứ này liên tục, trẻ chậm nói đến mấy cũng hết lại không tốn một đồng nào - Ảnh 5.

2. Đối với trẻ 7 tháng tuổi

Biểu hiện rõ rệt nhất chính là không đáp ứng lại tiếng động.

3. Đối với trẻ 12 tháng tuổi

- Trẻ không tìm cách giao tiếp với người khác (trong khi những em bé khác đã bắt đầu sử dụng âm thanh, cử chỉ hay lời nói), kể cả khi trẻ cần giúp đỡ hay mong muốn điều gì đó.

- Trẻ không biết nói bất kì một từ nào, ví dụ: "mẹ" hoặc "ba".

- Không bi bô, không phát ra các phụ âm (ví dụ: p hoặc b).

- Trẻ không biết thực hiện các động tác đơn giản như vẫy tay chào tạm biệt, lắc đầu để nói không, chỉ tay vào đồ vật bé muốn.

- Trẻ không có phản ứng khi được gọi đúng tên của mình.

- Không hiểu và không có hành động phản ứng với các từ đơn giản như: "không", "chào bé" và "bai bai".

- Trẻ có biểu hiện không quan tâm đến thế giới xung quanh.

"Uống" thứ này liên tục, trẻ chậm nói đến mấy cũng hết lại không tốn một đồng nào - Ảnh 6.

4. Đối với trẻ 24 tháng tuổi

- Trẻ chưa nói nổi 15 từ tổng cộng.

- Không thể tự nói ra lời mà chỉ nhại lại lời nói của ba mẹ hoặc người khác đã nói.

- Không thể tự thực hiện những cuộc hội thoại đơn giản chỉ với câu gồm 2 từ, ví dụ: "Mẹ bế", "Uống nữa" (hoặc nói được nhưng nói còn vấp váp).

- Không muốn hoặc không thể dùng lời nói để giao tiếp, ngoại trừ những trường hợp khẩn cấp.

- Không hiểu các chỉ dẫn hoặc các câu hỏi dài hơn, ví dụ: "Lấy giày của con đi", "Con muốn uống không?", "Ba đâu rồi?".

"Uống" thứ này liên tục, trẻ chậm nói đến mấy cũng hết lại không tốn một đồng nào - Ảnh 7.

- Không biết giả vờ chơi với búp bê hoặc tự chơi với chính mình, ví dụ: cho búp bê ăn, nói chuyện một mình với búp bê, tự chải đầu làm đẹp.

- Không biết bắt chước hành động hoặc lời nói của người khác.

- Khi xem sách, trẻ không thể chỉ vào một bức tranh mà ba mẹ gọi tên.

- Trẻ không thể nối hai từ lại với nhau.

- Không biết công dụng của những đồ vật thông dụng trong nhà, ví dụ: bàn chải đánh răng, bát đĩa.

Chia sẻ