Làm đẹp

Làm móng - nhiều nguy cơ tiềm ẩn

,
Chia sẻ

Làm móng tay, sơn vẽ đủ màu đang là "mốt thời thượng" với các chị em. Nhưng ít ai biết rằng nó ẩn chứa nhiều nguy cơ to lớn với sức khoẻ mỗi người...

Giữ được nước sơn bền, nhiều hình bắt mắt, dễ trang trí và thay đổi các loại hình "hot",  những điểm mạnh đó đã khiến "làm móng" trở nên phổ biến, và là mốt "thời thượng" đối với nhiều chị em phụ nữ. Mà ít ai biết được rằng, ban đầu việc đắp móng giả vốn chỉ để phục vụ cho những người bị hư hoặc có bệnh về móng

Dẫu sao, cũng phải công nhận rằng công nghệ trang điểm cho những ngón tay này giúp không chỉ giúp phụ nữ tự tin hơn mà còn đem lại vẻ sành điệu, sang trọng nhưng không thể phủ nhận nguy cơ tiềm tàng mà nó mang lại.

Tuỳ yêu cầu của khách cũng như danh tiếng của tiệm mà giá dịch vụ làm nails dao động từ 30.000 đến 500.000 – 600.000 đồng, cả triệu cũng có. Tất nhiên, giá càng cao, mức độ vẽ móng càng phức tạp, nhưng ai dám chắc chất bột đắp làm móng đã là tốt? Như Hân, một chủ tiệm nails trên đường Lê Thánh Tông, vẫn luôn thuyết phục khách rằng cửa hàng mình làm ăn đảm bảo, hoá chất, bột làm móng đều là đồ ngoại nhập cho dù thực tế là những vết dị ứng trên mặt cô là do bột làm móng gây ra.

Theo một nghiên cứu của Đại học Wayne State ở thành phố Detroit (bang Michigan) vừa mới công bố: Các loại hóa chất thường được sử dụng tại các tiệm nail như toluene (chất hòa tan với sơn móng tay), formaldehyde (thuốc làm lớp sừng móng tay cứng hơn) và dibutyl phthalate (thuốc làm bóng) và nhiều loại hóa chất khác có tính độc hại rất cao. Các hóa chất nêu trên có thể gây ung thư, suyễn, sinh thiếu tháng, sẩy thai và ảnh hưởng đến thể chất của thai nhi.
 
Móng tay đẹp, nhưng sức khoẻ có "đẹp" không?

Đừng nghĩ là đôi khi mới đi làm nails thì sẽ chẳng sao đâu. Bởi bạn bạn nên biết rằng bởi da càng cắt càng mọc, không cắt là không chịu được. Lâu dần, móng sẽ bị vàng và sần sùi, dẫn đến bệnh ly móng (móng bị hở), hoặc nhiễm trùng khóe móng, viêm gốc móng... Vì vậy, khi làm móng, chỉ nên cắt lớp da thừa bên ngoài, không lấy khóe sâu vì rất dễ gây nhiễm trùng.

Đấy chưa kể, sau khi đắp xong, các tiệm thường đề nghị khách đi rửa tay, kỳ cọ với xà phòng vì loại hóa chất bôi lên móng sẽ làm móng bị đau. Móng thật bị mài nhiều để kết nối khi đắp móng giả nên cũng dễ tổn thương. Đã có trường hợp người đeo móng giả đã bị gãy cả nửa móng thật do va chạm mạnh.

Không những vậy, đồ nghề nail khi đã được làm cho khách này xong sẽ được sử dụng để làm cho khách khác. Dù trước đó đã được sát trùng bằng cách ngâm nước nóng, nhưng nếu thợ làm rách da tay, chân của khách thì rất đáng lo ngại, vì đây vô tình có thể trở thành con đường lây nhiễm các bệnh truyền nhiễm, HIV…

Cách đây không lâu ở San Jose (Mỹ), một số tiệm nails của người Việt ở đây đã bị cơ quan địa phương đóng cửa vì nghi ngờ vi khuẩn phát triển nhờ những chất hữu cơ đọng trên thành bồn ngâm chân đã gây ra nhiễm khuẩn khiến khách hàng phải nhập viện. Vậy nên ai dám chắc, những tiệm nails còn ở đang ngoài tầm quản lý của các cơ quan chức năng sẽ không gây những vụ nhập việc đáng tiếc như kể trên khi mà hầu hết các lao động trong ngành này đều không phải ai cũng qua đào tạo cơ bản, vì chạy đua theo mốt “làm nails” thịnh hành mà đua nhau mở tiệm???
 
Thuỵ Nguyên
(Tổng hợp)
Chia sẻ