Lạm dụng kháng sinh: Vấn nạn và hậu quả

Saga,
Chia sẻ

Ông bà ta thường có câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh” nhưng thực tế thì ngược lại và nếu bạn muốn chứng minh rằng không phải vậy và mình luôn làm theo lời khuyên đó, thì có thể tham khảo cả nội dung sau:

Chi phí mua thuốc của người Việt Nam đang tăng dần

Theo số liệu thống kê của Cục Quản Lý Dược (Bộ Y Tế), nếu như năm 2008 chi phí sử dụng thuốc bình quân trên đầu người của Việt Nam chỉ ở mức 323.500 đồng/người/năm, thì đến năm 2013 con số này đã tăng gấp hai lần, lên mức 668.000đồng/người/năm và nếu so với năm 2005, con số này tăng đến gấp 3,5 lần. Điều gì đã làm nên sự gia tăng đến chóng mặt phần chi phí chăm sóc y tế này? Phải chăng đây là câu trả lời ngầm cho chất lượng sức khỏe người Việt hiện tại?!

Việc chi tiêu khá nhiều vào vấn đề sử dụng thuốc có thể đến từ nhiều yêu tố: liều lượng được kê toa, tâm lý sử dụng thuốc đắt tiền, và đáng lưu ý nhất là sự dễ dãi trong việc dùng thuốc chữa bệnh. Thực tế cho thấy, người dân thường tự do đi mua thuốc như mua kẹo. Sổ mũi, nhức đầu, đau lưng, thậm chí đau bao tử… chỉ cần đến nhà thuốc mô tả triệu chứng và mua ngay được mà không cần đợi bác sỹ kê toa. Kết quả của việc sử dụng vô tội vạ và thường xuyên này, có thể dẫn đến việc càng về sau càng phải dùng với liều mạnh hơn và dài ngày hơn. Hay chính xác hơn là cơ thể đang bước vào hiện trạng kháng thuốc. Và hậu quả không dừng ở đó!

Kháng thuốc – Kháng kháng sinh: Nguyên nhân và hậu quả

Thường thì khi bị bệnh, nhiều người chỉ nghĩ đơn giản rằng “bệnh thì uống thuốc là hết bệnh!” mà không biết rằng trong thuốc có chứa thành phần chủ yếu là kháng sinh. Chưa kể, người bệnh cũng ít quan tâm đến nguyên nhân gây bệnh, nhất là không phân biệt được nguồn gốc bệnh là do vi khuẩn (bacteria) hay do vi rút (virus). Và kháng sinh chỉ có thể diệt được vi khuẩn gây bệnh mà hoàn toàn không có tác dụng đối với virus!

Chưa kể quy cách sử dụng, vì không được hướng dẫn cụ thể từ bác sỹ nên liều lượng và thời gian dùng không hợp lý. Tâm lý thường là “còn bệnh còn uống, hết bệnh hết uống!” Tuy nhiên, điều cốt lõi lại là ở vi khuẩn. Người bệnh đâu biết rằng vi khuẩn trong cơ thể mình đã hoàn toàn bị diệt hết chưa?! Có thể một số ít vẫn còn và tiếp tục sinh sôi, thậm chí đột biến (mutation) để tồn tại. Chúng biến thành chủng mới và hoàn toàn có khả năng kháng lại loại kháng sinh người bệnh đang dùng.

Và nếu bạn biết rằng: từ trước đến nay vi khuẩn luôn xuất hiện trước rồi mới ra đời kháng sinh. Nhưng nếu như trước đây, thế hệ đầu của kháng sinh là penicillin, vi khuẩn phải mất gần 10 năm mới tạo ra được dòng vi khuẩn kháng; thì hôm nay chỉ cần mất 1 năm là đã tạo ra được dòng vi khuẩn mới. Và thực trạng dùng thuốc bừa bãi lại tiếp tay rút ngắn khoản cách này hơn nữa.

Kết quả là, người dùng có thể gặp tác dụng phụ, tai biến, tăng độc tính cho cơ thể. Trường hợp lạm dụng quá kháng sinh hoặc cách thành phần như corticoid sẽ dẫn đến suy thượng thận, xuất huyết tiêu hóa, và cả tử vong. Và nếu bạn biết rằng, lịch sử loài người luôn ám ảnh bởi “dịch bệnh” thì sự xuất hiện của một vi khuẩn, virus mới hay sự kháng thuốc không chỉ cướp đi sinh mạng của một mà thậm chí hàng triệu người thì vấn đề kháng thuốc rõ ràng nghiêm trọng hơn rất nhiều.

 

Nói vậy cũng không thể phủ nhận vai trò của kháng sinh vì đây thực sự là một phát minh y học giúp đẩy lùi nhiều bệnh tật. Tuy nhiên, việc chỉ định dùng như thế nào sẽ còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố: loại bệnh, thời gian, liều lượng… Đó là thứ mà chúng ta không thể tự quyết định.

Vậy làm cách nào chúng ta vẫn có thể khỏe mạnh mà không cần dùng quá nhiều kháng sinh?

Lời khuyên “phòng bệnh hơn chữa bệnh” luôn đúng! Ngoài ra, chúng ta cần xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh giúp duy trì sức khỏe tốt, nâng cao hệ miễn dịch. Ngoài ra, để tăng cường sức đề kháng của cơ thể, dinh dưỡng mỗi ngày với thực phẩm có tính kháng sinh tự nhiên như tỏi, … cũng được khuyên dùng.

Theo Phó giáo sư – Tiến sỹ Trường Văn Tuấn (Chủ tịch Hội Dược sỹ Bệnh viện TPHCM, Phó chủ tịch Hội Dược học TPHCM): Khi mắc phải những bệnh thông thường, trước tiên hãy dựa vào hệ miễn dịch của bản thân để giúp tự khỏi hoặc sử dụng các chất giúp tăng sức đề kháng như vitamin C… hoặc dùng các chất có tính kháng sinh trong thiên nhiên để hỗ trợ hệ miễn dịch nhất là trong trường hợp nhiễm virus.. 

Keo Ong 95% David Health

Kháng Sinh Thiên Nhiên Của Loài Ong – Tăng Cường Miễn Dịch – Trẻ Hóa Cơ Thể

Chia sẻ