Lạm dụng khăn ướt: có hại nhiều hơn bạn tưởng
Nhiều người lạm dụng khăn ướt trong quá trình vệ sinh cơ thể mà không hay biết đó cũng có thể là nguyên nhân gây nên các bệnh viêm nhiễm không mong muốn.
Hiện nay nhiều chị em đã coi khăn giấy ướt như một vật bất li thân trong quá trình chăm sóc bản thân và con cái. Họ coi đó là một cách dùng thông minh, tiết kiệm thời gian công sức. Nếu hỏi 10 phụ nữ thì có tới 9 người trả lời thường xuyên sử dụng những chiếc khăn ướt cho mục đích nào đó.
Sử dụng khăn ướt: lợi thì có lợi
Rất nhiều chị em đưa ra những lợi ích khi sử dụng chúng như: không phải chuẩn bị chậu thau, khăn xô, nước nôi; những khi đi chơi xa không phải mang vác đồ dùng lỉnh kỉnh...
Với chị Mai Thu Trang (Quận 7, TP HCM), khăn, giấy ướt là vật bất ly thân. Nó có tác dung lau mồ hôi, lau phấn trang điểm, lau tay, lau "vùng kín" mỗi khi đi vệ sinh,…
Chị tâm sự: “Trong túi đi làm của mình luôn có một bịch khăn giấy ướt, khăn này rất tiện, chỉ cần rút ra mình đã có thể lau sạch, giấy ướt mềm, lại thơm, thật sự chúng rất tiện”.
Chị Bùi Thu Thủy (Long Biên, Hà Nội) cho biết: "Mình thấy khăn giấy ướt là công cụ giải phóng sức lao động cho những bà mẹ có con nhỏ đấy. Hồi mới sinh con, mẹ chồng khăng khăng bảo mình không nên động vào nước, việc rửa ráy, vệ sinh cho bản thân hay cho em bé mình hoàn toàn phụ thuộc vào những chiếc khăn ướt đó. Mình chẳng cần phải dùng đến chậu rửa, khăn… mà toàn làm được những việc đó thông qua khăn, giấy ướt".
Nhiều người lạm dụng khăn ướt trong quá trình vệ sinh cơ thể mà không hay biết đó là nguyên nhân gây nên các bệnh viêm nhiễm không mong muốn (Ảnh minh họa)
Chị cho biết: “Khăn ướt thực sự rất tiện lợi trong việc chăm sóc trẻ, mình không phải mất thời gian giặt, phơi như khăn vải, không cần chuẩn bị chậu nước. Thêm vào đó, chúng rất tiện khi gia đình, trẻ nhỏ phải đi đâu. Tôi bất ngờ khi đây là nguyên nhân khiến con tôi bị bệnh”.
Hằng ngày, viện Nhi Trung ương tiếp nhận rất nhiêu trường hợp trẻ bị mẩn đỏ ở vùng kín, hoặc dị ứng nhiều nơi trên cơ thể. Có bé gái bị viêm nhiễm vùng kín nặng, bỏ ăn, kêu đau do cha mẹ dùng khăn giấy ướt không đảm bảm trong quá trình dài.
... nhưng hại cũng vô cùng
Thông tin rằng khăn ướt chứa hóa chất bảo quản độc hại mang tên
IPBC gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ nhỏ mới phát hiện ở New Zealand
đã khiến nhiều bậc phụ huynh lo ngại. IPBC là một loại chất bảo quản
dùng trong ngành công nghiệp sơn và gỗ, chúng có thể gây ngộ độc cấp
tính nếu hít nhiều, chạm phải.
Khi đọc được
những dòng cảnh báo này, chị Thủy và nhiều chị em khác cảm thấy không
khỏi lo lắng vô cùng vì từ trước đến giờ các chị thường xuyên dùng cho
bản thân và trẻ nhỏ trong việc vệ sinh tay chân, miệng hay "vùng kín".
Bác sĩ Lê Quang Lộc (bác sĩ Da liễu của Bệnh Viện Xanh Pôn, Hà Nội) cho biết, giấy ướt là một vật dụng mà nhiều người sử dụng, chúng tiện lợi thơm tho, tuy nhiên tùy vào từng loại giấy ướt ảnh hưởng tới sức khỏe của người dùng. Có nhiều người sử dụng khăn giấy ướt không bị dị ứng gì do da họ tốt, khỏe mạnh, ít bị phản ứng. Song cũng có nhiều người sử dụng khăn ướt lại bị dị ứng mạnh do da họ rất nhạy cảm.
Do các nhà sản xuất thường dùng nhiều chất tạo hương thơm, thường là axít thơm mạch vòng như benzen để tẩm ướp giấy ướt nên nếu lạm dụng loại giấy này có thể sẽ khiến kích ứng da, nhất là với làn da mỏng và nhạy cảm của trẻ bị nhỏ. Ngoài ra, giấy ướt còn chứa nhiều chất bảo quản, có tác dụng phụ gây độc cho gan, ảnh hưởng đến hệ sinh dục, có khả năng gây rối loạn hệ nội tiết... Nếu như nhà sản xuất sử dụng chất tạo hương thơm kém chất lượng thì rất có khả năng gây dị ứng, kích thích cho vùng da sử dụng khiến da bị mẩn đỏ, ngứa, viêm nhiễm.
Thói quen lạm dụng khăn ướt của cha mẹ sẽ càng khiến bé bị hăm nặng hơn. Ảnh minh họa
Thói quen lạm dụng khăn ướt của cha mẹ sẽ càng khiến bé bị hăm nặng hơn. Ảnh minh họa
Đặc biệt là những người có vết thương hở, thường xuyên sử dụng khăn ướt để lau vết thương có thể sẽ khiến vết thương càng nặng hơn, lâu khỏi.
Sản phẩm khăn giấy tẩm mùi hương phải có chỉ tiêu nhất định về vi sinh, độ dày, độ thấm, độ an toàn cho da… Đặc biệt, loại dành sử dụng cho trẻ em càng phải được kiểm định và ghi chú rõ ràng bởi nếu không chúng rất dễ gây nên các bệnh ngoài da. Nhiều bé bị hăm, da không lành, lại cộng thói quen lạm dụng khăn ướt của cha mẹ sẽ càng khiến bé bị hăm nặng hơn.
Với sản phẩm dành cho trẻ em, tính an toàn luôn nên đặt lên trên hết. Da trẻ em thường mong manh và vô cùng nhạy cảm, vì vậy, khi chọn mua khăn giấy ướt, chị em nên chọn những sản phẩm được Bộ Y tế cấp phép lưu hành, chú ý sử dụng chúng trong thời gian bảo quản ghi rõ ràng trên bao bì.
Khi dùng, phụ huynh không nên miết mạnh, chà sát trên vùng da của trẻ, nhất là vùng da bị tổn thương và phải chú ý theo dõi phản ứng của trẻ. Nếu thấy bất kỳ một dấu hiệu dị ứng nào thì cần ngưng sử dụng ngay.
Thêm vào đó, khăn ướt không thực sự tốt như người ta vẫn tưởng vì nếu hộp không đảm bảo kín hoàn toàn, việc mở ra mở vào sẽ khiến vi khuẩn xuất hiện, trong môi trường ẩm ướt như vậy là điều kiện tuyệt vời để sinh nấm. Khi lau những chiếc khăn giấy đó vào bộ phận sinh dục - nơi vốn ẩm ướt thì càng dễ tạo môi trường cho nấm phát triển, gây ngứa ngáy, kích ứng, mẩn đỏ, viêm nhiễm.
Theo Bác sĩ Lê Thị Kim Dung (Trưởng phòng khám trung tâm Thái Hà) cho biết, để vệ sinh vùng kín an toàn nhất chị em nên tuân thủ đủ nguyên tắc: Sạch khô thoáng. Không ít bạn gái cho rằng dùng khăn giấy ướt có hương thơm sẽ giúp vùng này thoáng, sạch sẽ và thơm tho. Tuy nhiên, khăn giấy ướt thường chứa chất khử trùng, hương liệu… có thể gây tác dụng ngược, làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Bản thân việc lau vùng kín bằng giấy ướt chưa chắc đã khô ngay. Tốt hơn cả, chị em nên vệ sinh mình bằng nước sạch, dùng khăn bông mềm lau nhẹ nhàng vùng âm đạo là cách tốt nhất để bảo vệ bản thân.
Bệnh lupus (viêm da, ban đỏ) có thể ảnh hưởng đến mọi bộ phận của cơ thể, tấn công vào các tế bào và mô của cơ thể gây viêm và hủy hoại mô, gây ra nhiều bệnh nghiêm trọng.