Kinh nghiệm xếp đồ chạy lũ của gia đình nhà cạnh sông ở Hà Giang: Sẵn palang xích kéo tay, túi nilon luôn đủ
Với kinh nghiệm chạy lũ mỗi năm một lần, đây là những món đồ mà các gia đình ở khu vực lũ có thể cân nhắc để chuẩn bị.
Những ngày này, mưa gió lũ lụt đang càn quét qua các tỉnh miền Bắc sau ảnh hưởng của bão số 3 (bão Yagi). Cơn bão số 3 đã gây ra những cơn mưa lớn, khiến cho tình trạng lũ lụt trở nên nghiêm trọng ở nhiều khu vực thuộc miền Bắc. Hiện tượng ngập lụt nhanh chóng và không lường trước được đã khiến các gia đình không kịp thời di tản tài sản của mình, dẫn đến nguy cơ mất mát nặng nề khi nước lũ tràn vào nhà, cuốn trôi những đồ đạc không kịp được bảo vệ.
Do nhà ở ngay cạnh sông nên hàng năm khi mùa lũ đến, mực nước thường dâng cao. @chanchanday3
Trong bối cảnh khắc nghiệt đó, một gia đình ở Hà Giang đã nhanh chóng chia sẻ những kinh nghiệm quý báu của họ trong việc chuẩn bị và ứng phó với lũ lụt. Đối mặt với thực tế hết sức thách thức do vị trí nhà ở ngay sát bên sông và ảnh hưởng từ việc xả lũ của Trung Quốc cũng như các đập thủy điện, họ đã trở nên khôn ngoan và dày dạn kinh nghiệm thông qua những lần chạy lũ hàng năm. Tài khoản mang tên chanchanday3 (Em bé Dừa) đã chia sẻ về quy trình mà gia đình họ đã thực hiện để phòng tránh và giảm thiểu thiệt hại khi lũ ập đến.
Tài khoản chanchanday3 chia sẻ, khoảng 3 tháng trước, nước lũ dâng cao, tràn vào trong nhà ngập đến trên đầu gối. Tuy nhiên, do gia đình mỗi năm đều phải chạy lũ nên cũng đã chuẩn bị những kinh nghiệm nhất định.
1. Chuẩn bị palang xích kéo tay
Vì gia đình làm tiệm giặt là nên so với việc chuẩn bị những dụng cụ này thiết thực hơn hẳn. Các khung sắt thép được làm cao, máy giặt được kê lên cao với sức trợ giúp của palang xích kéo tay. Những dụng cụ này cần có kinh nghiệm để thiết kế và lắp đặt trong nhà. Với những người không có kinh nghiệm, nên thuê thợ để đảm bảo an toàn.
@chanchanday3
2. Túi nilong để đựng quần áo, chăn màn
Để bảo quản quần áo hay chăn màn không còn là nỗi lo khi bạn biết đến giải pháp túi nilon chuyên dụng. Dễ tìm mua tại bất kì khu chợ nào hoặc chỉ cần vài cú click trên các trang thương mại điện tử, bạn đã có thể sở hữu những chiếc túi nilon tiện lợi này. Tài khoản chanchanday3 chia sẻ do gia đình làm tiệm giặt là nên có chuẩn bị cả thang để phơi chăn nên sau khi cất gọn chăn màn, quần áo vào túi kín sẽ dùng thang vận chuyển lên tầng cao.
Sự đầu tư vào những chiếc túi nilon dày, bền bỉ sẽ là quyết định sáng suốt, giúp quần áo và chăn màn luôn trong tình trạng tốt nhất sau mỗi lần giặt. Và đừng quên, túi hút chân không cũng là một lựa chọn thông minh giúp tối ưu không gian lưu trữ của bạn.
@chanchanday3
Đương nhiên, không phải gia đình nào cũng có thể chuẩn bị ngay lập tức những vật dụng này, chính vì vậy, nếu nằm trong vùng thường xuyên xảy ra lũ hoặc nhận được thông tin dự báo của các cơ quan chức năng, người dân cũng cần có kế hoạch di dời và bảo quản đồ đạc đến vùng an toàn hơn nhằm giảm tránh thiệt hại tối ưu nhất.
Kinh nghiệm xếp đồ chạy lũ của gia đình tại Hà Giang. @chanchanday3
Để giảm thiểu thiệt hại đồ đạc, tài sản do mưa lũ, người dân nên chủ động áp dụng các biện pháp cần thiết trước, trong và sau khi mưa lũ diễn ra. Dưới đây là một số hành động cụ thể mà mọi nhà nên thực hiện:
1. Theo dõi thông tin thời tiết:
- Luôn cập nhật tình hình thời tiết từ các nguồn thông tin chính thống để có kế hoạch ứng phó kịp thời.
2. Đảm bảo an toàn cho người và tài sản:
- Di dời đồ đạc, tài sản quan trọng lên những nơi cao ráo, tránh để ở tầng trệt hoặc những khu vực có nguy cơ ngập lụt.
- Tắt và rút phích cắm của các thiết bị điện trước khi nước lụt đến để tránh nguy cơ chập điện và hỏa hoạn.
- Nếu có điều kiện, gia cố nhà cửa, đặc biệt là cửa sổ và cửa ra vào để ngăn chặn nước từ bên ngoài xâm nhập.
3. Chuẩn bị bộ dụng cụ sơ cứu và túi cứu trợ khẩn cấp:
- Những vật dụng cần thiết như thuốc men, thực phẩm đóng hộp, nước uống, đèn pin, pin dự phòng và các vật dụng cá nhân cần thiết.
4. Lên kế hoạch di tản an toàn:
- Xác định các khu vực an toàn và đường di tản trước khi mưa lũ đến để khi cần thiết có thể di chuyển nhanh chóng và an toàn.
5. Tránh đến các khu vực nguy hiểm:
- Không điều khiển phương tiện qua các khu vực có nước ngập sâu hoặc có dòng chảy mạnh, tránh đi lại gần khu vực sạt lở, đê điều bị vỡ.
6. Phối hợp với cộng đồng và chính quyền địa phương:
- Hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau trong cộng đồng, tuân thủ các chỉ dẫn của cơ quan quản lý trong trường hợp khẩn cấp.