Kính áp tròng làm suy giảm thị lực

,
Chia sẻ

Ngoài ra, kính áp tròng còn có thể gây nhiễm trùng mắt, làm mắt thiếu oxy, thậm chí gây cảm cúm do mắt và mũi được nối liền với nhau bằng tuyến lệ.

1. Suy giảm thị lực

Nhiều người thấy việc đeo kính áp trọng thuận tiện hơn kính có gọng, nên họ đeo chúng cả ngày khi làm việc, đọc báo, xem ti vi, hay đi chơi với bạn bè. Nhưng việc đeo kính áp tròng cả ngày sẽ khiến cường độ mắt làm việc nhiều hơn.

Hơn nữa, đeo kính áp tròng lâu có thể gây vi sang chấn, tức là những chấn thương nhỏ, không thể phát hiện khi nhìn bằng mắt thường. Những vết xước này nếu không được điều trị ngay có thể trở thành sẹo làm suy giảm thị lực, viêm loét giác mạc, thậm chí dẫn đến mù lòa.

2. Nhiễm trùng mắt

Việc dùng kính áp tròng không thể đảm bảo vệ sinh 100% như kính gọng. Bởi bề mặt kính áp tròng có chứa rất nhiều vi khuẩn, do kính đeo gần mắt, nên các vi khuẩn càng dễ dàng xâm nhập vào mắt, gây nên các bệnh khô mắt, đau mắt.

Ngoài ra, việc ngâm rửa kính thường xuyên trong dung dịch rửa kính tưởng là sạch trùng, nhưng thực ra lại gieo dắt thêm mầm bệnh. Các nhà khoa học Áo đã tìm thấy trong dung dịch nước rửa kính vẫn tồn tại một loại ký sinh trùng tên là acanthamoeba. Loại ký sinh trùng này có thể tồn tại rất lâu, cho dù bạn có ngâm kính trong dung dịch đến nửa ngày. Loại ký sinh trùng này khi tiếp xúc với mắt có thể gây ra các bệnh nhiễm trùng mắt nguy hiểm.


3. Mắt thiếu oxy

Ngoài những tác hại kể trên, đeo kính áp tròng thường xuyên còn có thể khiến mắt bị thiếu oxy.

Theo các nghiên cứu khoa học, 85% lượng oxy cung cấp cho mắt được cung cấp thông qua quá trình trao đổi ở giác mạc. Nhưng khi đeo kính áp tròng, quá trình trao đổi oxy bị hạn chế, dẫn đến tình trạng khô mắt do thiếu oxy. Nếu mắt bị thiếu oxy nghiêm trọng, có thể dẫn tới loét giác mạc và có tỉ lệ mù lòa cao.

4. Cảm cúm

Nếu mới nghe qua, bệnh cảm cúm và các bệnh về mắt hoàn toàn không có liên quan, nhưng theo các nhà khoa học Trung Quốc mắt và mũi được nối liền với nhau bằng tuyến lệ, vì thế các vi khuẩn cảm cúm có thể dễ dàng di chuyển từ mũi lên mắt, tạo ra hiện tượng nhiễm trùng mắt.

Khi bị cảm cúm, sức đề kháng của cơ thể cũng bị giảm sút, vì thế những vật thể lạ trên kính áp tròng sẽ dễ dàng xâm nhập vào cơ thể.

Ngoài ra, khi bị cảm cúm, các mạch máu trên mắt sẽ nổi lên, trông giống như đau mắt đỏ. Lúc đó, nếu bạn đeo kính áp tròng, thành mạch máu sẽ dễ chạm vào bề mặt kính, tạo cảm giác đau rát, nổi cộm ở mắt.

Với rất nhiều tác hại như trên, các nhà khoa học và các bác sĩ khuyên bạn không nên sử dụng kính áp tròng để thay thế kính gọng. Nếu dùng kính áp tròng, phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.

Theo Hải Yến
Dân trí/dahe
Chia sẻ