Kiện gà nhập khẩu bán phá giá
Ngày 8/11, Hiệp hội Gia cầm miền Đông đã thống nhất việc tiến hành các thủ tục kiện việc bán gà nhập khẩu phá giá, gây ảnh hưởng rất nặng nề đến chăn nuôi trong nước
Từ tháng 3 đến nay, giá gà lông tại trại thường thấp hơn giá thành chăn nuôi 30-50%, mỗi con gà bị lỗ ít nhất 20.000-30.000 đồng. Trong cuộc họp bàn giải pháp tháo gỡ ngày 8/11, hiệp hội Gia cầm miền Đông cho rằng, lượng gà nhập khẩu hiện chiếm 30% thị trường, bán với giá thấp hơn 20-30% gà trong nước nên gây ảnh hưởng rất nặng nề đến chăn nuôi trong nước. Ông Phạm Đức Bình, phó chủ tịch hiệp hội Gia cầm miền Đông đề nghị cần phải kiểm tra lại hàng rào kiểm dịch, chính sách thuế quan.
“Tôi nghe thông tin giá 1kg thịt gà nhập có 0,85 USD/kg, nghĩa là khi cộng thuế chưa tới 20.000 đồng thì phải xem lại vấn đề chất lượng, giá khai báo thuế”, ông Bình nói. Cùng quan điểm này, ông Nguyễn Văn Ngọc dẫn chứng, chi phí chăn nuôi ở các nước gần bằng nhau. Mỗi ký gà lông cần 2kg cám, tương đương 20.000 đồng chưa tính con giống, chi phí khác. Gà nhập khẩu còn tốn thêm cước vận chuyển... không thể có giá quá thấp so với trong nước được. Vì vậy, theo ông Ngọc, chỉ có trốn thuế và nhập sản phẩm kém chất lượng thì giá mới rẻ.
Các hội viên thống nhất đã đến lúc phải tự bảo vệ chính mình bằng cách tiến hành các thủ tục kiện việc bán gà nhập khẩu phá giá. Ông Bình cho biết, ngay sau cuộc họp này sẽ tham khảo ý kiến luật sư, đồng thời làm các thủ tục cần thiết để gửi đơn kiện lên cục Quản lý cạnh tranh – Bộ Công Thương.
“Với quy mô 1.000 trại, công ty ngưng nuôi một ngày nông dân thiệt hại 3 tỷ đồng. Công ty phá sản thì người dân cũng phá sản, lúc đó ngân hàng có kê biên trại cũng không sử dụng được vào mục đích gì”, ông Ngọc nói.
Ông Trần Quang Hùng, chủ trại gà 120.000 con ở huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nói: “Công ty Emivest bắt gà của gia đình tôi hôm 21.10, hôm nay vừa tròn 25 ngày cách ly vệ sinh chuồng trại để thả lứa gà mới nhưng họ vẫn chưa thông báo về việc thả đàn mới. Mấy ngày nay tôi mất ăn mất ngủ vì không biết công ty có tiếp tục thuê mình nuôi gia công nữa hay không…”. Theo ông Hùng, trung bình mỗi ngày một dãy trại ngốn khoảng 3 triệu đồng tiền lương công nhân, điện, nước, quản lý. Chậm nuôi một ngày ông mất 24 triệu đồng.
Không chỉ có gia đình ông Hùng, thông tin ba doanh nghiệp nước ngoài đồng loạt giảm đàn, giảm chu kỳ chăn nuôi gà khiến hàng trăm hộ chăn nuôi gia công ở các tỉnh miền Đông có nguy cơ thất nghiệp, phá sản… Ông Đỗ Minh Hiểu, chủ trại gà công suất 160.000 con ở Bà Rịa – Vũng Tàu lâm cảnh thất nghiệp. Ông Hiểu cho biết, công ty Emivest bắt gà gia công hơn một tháng rồi mà vẫn chưa thấy họ thông báo thả đàn mới. Mấy ngày nay ông liên tục gọi điện cho người phụ trách nhưng họ nói chờ. Nhiều chủ trại gà ở khu vực miền Đông cũng cho biết các công ty đồng loạt thông báo kéo dãn thời gian nuôi, đồng thời giảm 30-50% đàn.
“Trước đây bắt gà xong khoảng nửa tháng hoặc một tháng sau là thả lứa mới, còn nay phải hai, thậm chí ba tháng”, ông Đỗ Minh Hiểu nói. Mặc dù bỏ trống chuồng, nhưng theo ông Hiểu, do đầu tư chuồng trại khép kín, hiện đại nên ngày ngày gia đình ông vẫn phải bỏ ra 30 triệu đồng trả lương, tiền ăn, ở 34 công nhân cộng thêm nhiều chi phí khác. “Tôi bỏ tiền đầu tư mười trại gà cả thảy hết 30 tỷ đồng, một nửa phải vay ngân hàng. Vừa rồi lãi suất hạ còn 13,5%/năm nhưng mỗi tháng vẫn phải trả lãi 150 triệu đồng, 96 triệu đồng tiền lương, 130 triệu đồng tiền điện… Bây giờ mà không nuôi ngày nào tui chết ngày đó”, ông Hiểu cho biết.
“Tôi nghe thông tin giá 1kg thịt gà nhập có 0,85 USD/kg, nghĩa là khi cộng thuế chưa tới 20.000 đồng thì phải xem lại vấn đề chất lượng, giá khai báo thuế”, ông Bình nói. Cùng quan điểm này, ông Nguyễn Văn Ngọc dẫn chứng, chi phí chăn nuôi ở các nước gần bằng nhau. Mỗi ký gà lông cần 2kg cám, tương đương 20.000 đồng chưa tính con giống, chi phí khác. Gà nhập khẩu còn tốn thêm cước vận chuyển... không thể có giá quá thấp so với trong nước được. Vì vậy, theo ông Ngọc, chỉ có trốn thuế và nhập sản phẩm kém chất lượng thì giá mới rẻ.
Các hội viên thống nhất đã đến lúc phải tự bảo vệ chính mình bằng cách tiến hành các thủ tục kiện việc bán gà nhập khẩu phá giá. Ông Bình cho biết, ngay sau cuộc họp này sẽ tham khảo ý kiến luật sư, đồng thời làm các thủ tục cần thiết để gửi đơn kiện lên cục Quản lý cạnh tranh – Bộ Công Thương.
Trại gà của ông Nguyễn Khánh ở Trảng Bom, Đồng Nai nuôi gia công cho công ty Japfa phải bỏ trống hơn hai tháng nay
Hiệp hội Gia cầm miền Đông thống kê, có khoảng 300 hộ gia đình sở hữu 1.000 trại, chiếm tới 90% số hộ chăn nuôi gà trong vùng đang nuôi gia công mỗi tuần 1,5 triệu con gà trắng công nghiệp cho ba công ty: C.P, Emivest và Japfa. Ông Nguyễn Văn Ngọc, phó chủ tịch hiệp hội Gia cầm miền Đông tính toán một trại gà công suất 10.000-15.000 con cần đầu tư ít nhất 2 tỷ đồng. Chỉ tính riêng khu vực các tỉnh miền Đông, vốn nằm trong các trại gà đã lên tới 2.000 tỷ.“Với quy mô 1.000 trại, công ty ngưng nuôi một ngày nông dân thiệt hại 3 tỷ đồng. Công ty phá sản thì người dân cũng phá sản, lúc đó ngân hàng có kê biên trại cũng không sử dụng được vào mục đích gì”, ông Ngọc nói.
Ông Trần Quang Hùng, chủ trại gà 120.000 con ở huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nói: “Công ty Emivest bắt gà của gia đình tôi hôm 21.10, hôm nay vừa tròn 25 ngày cách ly vệ sinh chuồng trại để thả lứa gà mới nhưng họ vẫn chưa thông báo về việc thả đàn mới. Mấy ngày nay tôi mất ăn mất ngủ vì không biết công ty có tiếp tục thuê mình nuôi gia công nữa hay không…”. Theo ông Hùng, trung bình mỗi ngày một dãy trại ngốn khoảng 3 triệu đồng tiền lương công nhân, điện, nước, quản lý. Chậm nuôi một ngày ông mất 24 triệu đồng.
Không chỉ có gia đình ông Hùng, thông tin ba doanh nghiệp nước ngoài đồng loạt giảm đàn, giảm chu kỳ chăn nuôi gà khiến hàng trăm hộ chăn nuôi gia công ở các tỉnh miền Đông có nguy cơ thất nghiệp, phá sản… Ông Đỗ Minh Hiểu, chủ trại gà công suất 160.000 con ở Bà Rịa – Vũng Tàu lâm cảnh thất nghiệp. Ông Hiểu cho biết, công ty Emivest bắt gà gia công hơn một tháng rồi mà vẫn chưa thấy họ thông báo thả đàn mới. Mấy ngày nay ông liên tục gọi điện cho người phụ trách nhưng họ nói chờ. Nhiều chủ trại gà ở khu vực miền Đông cũng cho biết các công ty đồng loạt thông báo kéo dãn thời gian nuôi, đồng thời giảm 30-50% đàn.
“Trước đây bắt gà xong khoảng nửa tháng hoặc một tháng sau là thả lứa mới, còn nay phải hai, thậm chí ba tháng”, ông Đỗ Minh Hiểu nói. Mặc dù bỏ trống chuồng, nhưng theo ông Hiểu, do đầu tư chuồng trại khép kín, hiện đại nên ngày ngày gia đình ông vẫn phải bỏ ra 30 triệu đồng trả lương, tiền ăn, ở 34 công nhân cộng thêm nhiều chi phí khác. “Tôi bỏ tiền đầu tư mười trại gà cả thảy hết 30 tỷ đồng, một nửa phải vay ngân hàng. Vừa rồi lãi suất hạ còn 13,5%/năm nhưng mỗi tháng vẫn phải trả lãi 150 triệu đồng, 96 triệu đồng tiền lương, 130 triệu đồng tiền điện… Bây giờ mà không nuôi ngày nào tui chết ngày đó”, ông Hiểu cho biết.