Khuyến cáo bảo vệ trẻ trước bệnh do vi khuẩn biến đổi cha mẹ cần nhớ
Ở trẻ em, do cơ chế miễn dịch và quần thể sinh học trong cơ thể chưa ổn định nên trẻ dễ bị nhiễm bệnh hơn.
Chúng ta biết rằng các loài sinh vật luôn tiến hóa và sự tiến hóa ở các vi sinh vật như vi khuẩn, virus tiến hóa nhanh chóng. Chúng tiến hóa nhờ vào cơ chế đột biến. Đột biến là những biến đổi bất thường trong vật chất di truyền ở cấp độ phân tử như DNA hoặc gen. Sự biến đổi của vi khuẩn có thể xảy ra tương đối nhanh. Nó giúp vi khuẩn đột biến sống sót, tái sản xuất và phát triển mạnh hơn so với vi khuẩn đột biến. Chính vì thế, khả năng gây bệnh cũng chúng cũng "mạnh mẽ" hơn.
PGS.TS Nguyễn Huy Nga, Nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, đã có một số chia sẻ về sự biến đổi của vi khuẩn, virus gây bệnh như sau:
Trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương trước những vi khuẩn biến đổi
Cơ thể con người chứa khoảng 100 nghìn tỷ tế bào, bao gồm cả tế bào thực sự và những tế bào hình thành từ vi khuẩn, virus và các vi sinh vật khác. Các vi sinh vật này tạo nên một quần thể sinh học cùng đồng hành trong suốt đời người và thích nghi với môi trường trong cơ thể người. Cụ thể, vi khuẩn chiết xuất vitamin và các chất dinh dưỡng mà cơ thể cần để tồn tại. Vi khuẩn cũng dạy cho hệ thống miễn dịch cách nhận biết những "kẻ xâm lược" nguy hiểm. Thậm chí, nó còn tạo ra các hợp chất và hóa chất chống viêm hữu ích để chống lại những vi sinh vật khác có thể khiến chúng ta bị bệnh. Nếu quần thể sinh học này sống càng "hòa bình", ổn định thì con người càng khỏe mạnh, ít bị bệnh.
Thế nhưng, ở trẻ em, do cơ chế miễn dịch và quần thể sinh học nói trên chưa ổn định nên trẻ dễ bị nhiễm bệnh hơn. Hơn nữa, tình trạng sử dụng kháng sinh bừa bãi và thường xuyên làm xuất hiện những loại vi khuẩn kháng kháng sinh ngay trong cơ thể trẻ em. Điều này làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh gây ra do vi khuẩn kháng kháng sinh, từ đó làm tăng những biến chứng, kéo dài thời gian điều trị và tăng nguy cơ tử vong ở trẻ em.
Vi khuẩn hiện nay thường xuyên tiếp xúc với kháng sinh trong môi trường (chẳng hạn môi trường đất) cũng như trong cơ thể con người và cả trong cơ thể động vật. Những vi khuẩn kháng kháng sinh hầu hết đều sống sót sau các cuộc tiếp xúc này và tiếp tục tăng sinh như bình thường. Điều này làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh gây ra do vi khuẩn kháng kháng sinh, từ đó làm tăng những biến chứng, kéo dài thời gian điều trị và tăng nguy cơ tử vong ở trẻ em.
Cách phòng ngừa mắc bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn cho trẻ
- Giữ gìn vệ sinh cho bé, thường xuyên giúp bé rửa tay với xà phòng: Trẻ em thường hiếu động và vô tình chạm nhiều vào các bề mặt như tay nắm cửa, bàn ghế, màn hình cảm ứng, đồ chơi, sàn nhà... nên có nguy cơ nhiễm mầm bệnh cao hơn. Cha mẹ có thể phòng tránh điều này bằng cách thường xuyên rửa tay cho con với xà phòng dưới vòi nước chảy rồi lau khô. Tắm cho con 2 lần vào buổi sáng và tối với sữa tắm diệt khuẩn cũng giúp bảo vệ bé khỏi vi khuẩn tối đa.
- Tránh tiếp xúc với nhiều người trong mùa dịch bệnh, tránh những nơi tập trung đông người lạ: Nên hạn chế cho trẻ đến những nơi đông người hoặc đi du lịch tới vùng có dịch bệnh. Trong trường hợp bắt buộc, hãy bảo vệ trẻ và bản thân bằng việc đeo khẩu trang, hạn chế tiếp xúc nhiều người, đặc biệt là những người lạ.
- Không tự ý sử dụng kháng sinh lúc trẻ bị ốm: Để đảm bảo sử dụng thuốc an toàn cho trẻ và phòng tránh tình trạng kháng kháng sinh, các bậc cha mẹ cần cho trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và có phác đồ điều trị bệnh cụ thể.
- Tăng cường cho bé tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, vận động ở những nơi không khí trong lành, nhiều cây xanh: Cha mẹ nên khuyến khích con vận động mỗi ngày và tiếp xúc với ánh sáng mặt trời thường xuyên vào buổi sáng hoặc xế chiều. Cách làm này cũng sẽ giúp trẻ khỏe mạnh và ít ốm hơn.
- Tiêm vắc xin phòng bệnh bệnh cho bé theo hướng dẫn của cán bộ y tế dự phòng: Tiêm vắc xin đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các bệnh truyền nhiễm như viêm gan A và B, bại liệt, quai bị, sởi, ho gà, cúm và đặc biệt gần đây là COVID-19. Hãy đảm bảo rằng con đã được tiêm đầy đủ các mũi để bảo vệ bé nhé.
- Cho bé ăn nhiều hoa quả, uống nước hoa quả hoặc bổ sung thêm các vitamin cần thiết: Một chế độ dinh dưỡng cân bằng với các loại thực phẩm phong phú sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ. Từ đó tạo hàng rào phòng thủ chống lại các bệnh truyền nhiễm tốt hơn.
Với sứ mệnh cao cả "Vì một Việt Nam khỏe mạnh hơn" và được biết đến là nhãn hiệu sạch khuẩn bán chạy hàng đầu thế giới, nhãn hàng Lifebuoy không ngừng lan tỏa kiến thức cũng như thói quen vệ sinh tốt, góp phần nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng, giúp phòng chống dịch bệnh.
Đặc biệt, trong hoàn cảnh vi khuẩn biến đổi không ngừng, Lifebuoy ra mắt nước rửa tay và sữa tắm Lifebuoy công thức VITAMIN+ giúp nâng cao hàng rào đề kháng da, bảo vệ khỏi 99,9% vi khuẩn, kể cả vi khuẩn biến đổi, bảo vệ trẻ hiệu quả trước các bệnh truyền nhiễm.
Sản phẩm được phân phối bởi Công Ty TNHH Quốc Tế Unilever Việt Nam
Địa chỉ: Lô A2, 3 KCN Tây Bắc Củ Chi Xã Tân An Hội, Xã Tân An Hội, Huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh