Không những ngon, những thực phẩm này còn có tác dụng thải độc vô cùng tốt
Cơ thể nhiễm độc sẽ khiến sức khỏe của bạn suy yếu thậm chí dễ dẫn đến tử vong. Một trong những giải pháp thải độc hỗ trợ tốt nhất mà bạn nên làm hàng ngày đó là điều chỉnh thực đơn ăn uống.
Chỉ cần biết bổ sung xen kẽ những thực phẩm thải độc cơ thể sau thì độc tố trong người bạn sẽ được loại bỏ ra ngoài, kéo theo việc cải thiện chức năng giải độc gan để làm việc hiệu quả hơn.
Dưới đây là danh sách các loại thực phẩm có thể giúp bạn thải những độc tố ra khỏi cơ thể được các chuyên gia sức khỏe khuyên dùng.
Mướp đắng
Rất nhiều người không thích và cũng không ăn được mướp đắng vì nó có vị đắng. Tuy nhiên, theo đông y, mướp đắng có tác dụng giải độc, giải nhiệt vô cùng hiệu quả. Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy mướp đắng có khả năng ngăn ngừa sự phát triển của các khối u, tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể.
Củ sen
Theo Đông y, củ sen có tác dụng lợi tiểu và thúc đẩy quá trình đào thải nhanh các chất độc ra khỏi cơ thể. Từ đó, cơ thể bạn sẽ được loại bỏ hoàn toàn các chất cặn trong máu, đồng thời làm sạch hệ tuần hoàn.
Cà rốt
Loại thực phẩm màu cam này chứa beta carotene nên khi ăn vào cơ thể giúp trung hòa độc tố, cải thiện chứng táo bón.
Đặc biệt, cà rốt tươi được đánh giá là có khả năng giải độc tốt hơn. Công dụng thanh nhiệt giải độc của cà rốt sẽ phát huy tác dụng nếu bạn ăn chúng đều đặn, vừa nhuận tràng thông tiện lại có thể tăng cường khả năng hấp thụ dinh dưỡng.
Đậu xanh
Vào mùa hè, đậu xanh được xem là một trong những thực phẩm phát huy nhiều tác dụng nhất đối với sức khỏe.
Ngoài việc giải khát khi thời tiết nóng nực, Đông y cho rằng đậu xanh có tác dụng giải độc, lợi tiểu, khử ẩm, làm cho tinh thần sảng khoái, bổ sung năng lượng, giảm căng thẳng đầu óc, giảm áp lực cho tim.
Mướp
Đông y cho rằng, mướp có tác dụng thanh nhiệt giải độc. Sách Trung y điển tịch nổi tiếng Trung Quốc "Bản thảo cương mục" chép rằng tác dụng nổi bật nhất của mướp chính là thanh nhiệt thông tràng.
Vào mùa hè ăn canh mướp có tác dụng thông tràng, giải nhiệt, tiêu thử nhanh chóng. Đường ruột được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày sẽ hạn chế được nguy cơ tích trữ các chất độc gây hại.
Yến mạch
Một trong những tác dụng nổi bật của yến mạch đó chính là nhuận tràng thông tiện. Thực phẩm tiêu hóa tốt, đào thải thuận lợi như yến mạch sẽ khiến cho đường ruột trở nên thông thoáng, sạch sẽ. Từ đó giảm thiểu sự tích tụ của các chất cặn bã trong thành ruột.
Khi ăn yến mạch, đường ruột sẽ được giãn nở vừa đủ, tăng cường độ ẩm, kết hợp với chất xơ khác sẽ thúc đẩy nhu động ruột, đóng một vai trò trong việc giải độc nhuận tràng, được ví là hiệu quả hơn cả uống thuốc.
Mộc nhĩ
Theo Đông y, mộc nhĩ rất giàu chất xơ hòa tan, là thực phẩm giải độc nổi tiếng nhất dành cho phổi. Ngoài ra, đây không chỉ là thực phẩm có thể thúc đẩy nhu động ruột, mà còn ngăn ngừa một cách hiệu quả bệnh mỡ máu, giảm cholesterol một cách tích cực.
Mộc nhĩ còn chứa chất keo nhầy tự nhiên, có thể hỗ trợ việc hấp thụ các chất dinh dưỡng mạnh hơn trong hệ tiêu hóa, đào thải cặn bã, tăng cường khả năng bài tiết, tống khứ chất độc ra ngoài.
Súp lơ xanh
Súp lơ xanh là thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng thiết yếu, vitamin, khoáng chất, chất diệp lục, beta carotene… giúp loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể.
Ngoài ra, nó còn là thực vật đứng nhóm đầu trong danh sách rau củ nên ăn thường xuyên bởi rất giàu thành phần indol và thiocyanate có lợi, giúp loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể, từ đó làm giảm gánh nặng cho thận, hỗ trợ và ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của các tế bào ung thư.
Ngoài những thực phẩm trên, bạn có thể tham khảo một số món ăn vừa ngon miệng lại vừa giúp cơ thể thải độc.
Cà rốt hầm thịt bò
Vừa ngon miệng lại bổ dưỡng, món cà rốt hầm thịt bò là lựa chọn hàng đầu giúp cơ thể bài độc, dưỡng nhan.
Cách làm:
Thịt bò rửa sạch, cắt miếng, bỏ vào nước sôi cho đến khi sạch bọt và gân máu thì vớt ra ngoài.
Cà rốt rửa sạch, gọt vỏ, thái hạt lựu rồi bỏ vào nồi cùng thịt bò.
Lúc mới nấu nên dùng lửa lớn, thêm gia vị rồi vặn lửa vừa phải, hầm cho tới khi thịt nhừ là có thể thưởng thức.
Mộc nhĩ đen nấu với đậu phụ
Trong họ nhà mộc nhĩ, mộc nhĩ đen có giá trị dinh dưỡng hơn cả. Loại nấm này có khả năng hòa tan các chất khó tiêu như vỏ ngũ cốc, gõ mun, cát…
Bên cạnh đó, mộc nhĩ đen có thể làm tan sỏi mật, sỏi thận, thải độc máu, hạn chế máu đông và giảm nguy cơ tắc nghẽn động mạch.
Cách làm:
Mộc nhĩ đen ngâm nước rồi rửa sạch.
Đậu phụ cắt thành miếng sao cho vừa miệng.
Cho hai nguyên liệu này vào hầm cùng canh gà, sau 10 phút là có thể thưởng thức.