Không muốn bị cả thế giới quay lưng thì tuyệt nhiên đừng dại dột thốt ra những lời nói "sát thương"
Hãy dùng cái miệng để mỉm cười, để nói lời xin lỗi, cảm ơn, nói những điều hay lẽ phải chứ đừng thốt ra những câu “sướng miệng” nhưng hại cái thân và hại cả người khác.
Tạo hóa sinh ra con người có hai lỗ tai nhưng chỉ có một cái miệng, và hãy nghe nhiều hơn nói, đó mới là đúng với lẽ tự nhiên. Nhưng phàm là người, ai cũng sẽ có lúc nói nhiều hơn nghe. Thế nên học cách nói thế nào để không khiến người khác tổn thương, để không bị cả thế giới quay lưng thì đó là hẳn một nghệ thuật.
Người xưa từng dạy: “Cái miệng hại cái thân”. Cho đến nay, câu nói này vẫn chưa hề sai trong bất kì trường hợp, lĩnh vực nào. Trong cuộc sống hàng ngày, ai ai cũng đều phải có sự giao tiếp với người khác và những lúc ấy nếu không biết giữ gìn, chúng ta sẽ có lúc lỡ miệng mà nói ra những điều không hay khiến người đối diện bị tổn thương.
Hãy dùng cái miệng để mỉm cười, để nói lời xin lỗi, cảm ơn, nói những điều hay lẽ phải chứ đừng thốt ra những câu “sướng miệng” nhưng hại cái thân và hại cả người khác. Vậy những câu nói nào không nên nói ra?
Đánh giá, phán xét bất kì ai
Đừng đánh giá, phán xét bất kì ai. Họ tốt hay xấu, hoàn cảnh họ thấp hay cao, trình độ học vấn họ thế nào, không đến bạn đánh giá, phán xét.
Họ tốt hay xấu, hoàn cảnh họ thấp hay cao, trình độ học vấn họ thế nào, không đến bạn đánh giá, phán xét (Ảnh: Internet)
Thứ nhất, người ta không tốt hay xấu chỉ vì một hành động. Bạn không phải là họ, không biết được động cơ khiến họ có hành động như thế và bạn cũng không biết họ đã phải trải qua những gì. Thay vào đó, bạn hãy tìm gặp họ để trò chuyện, tìm cách giúp đỡ và trao cho họ sự cảm thông chứ đừng chỉ ngồi đấy mà phán.
Thứ hai, hoàn cảnh của người khác không liên quan đến bạn. Mỗi người có một cuộc đời riêng và nếu như bạn muốn có sự liên quan đến cuộc đời người khác thì cách tốt nhất chính là lao vào tìm hiểu, giúp đỡ họ nếu cần, chứ không phải chê bai hoàn cảnh họ ra sao. Còn tri thức, trình độ học vấn? Đừng vội chê bai trình độ ai thấp, đó là điều cực kì tối kị bởi trên thế gian này, thứ mà con người luôn thấy thiếu chính là học vấn.
Khi phán xét người khác, bạn chẳng còn thời gian để mà yêu thương họ nữa và trước khi muốn phán xét ai, hãy tự nhìn lại chính mình. Nên nhớ, một nụ cười có thể thay đổi một ngày, một cái ôm có thể thay đổi một tuần, một lời nói có thể thay đổi cả một cuộc sống.
Đừng nói những lời kiêu ngạo, phô trương
Tính kiêu ngạo là 1 thói xấu của con người, khiến cho một con người trở nên thất bại cả trong công việc lẫn tình cảm, khiến chính bản thân bị mọi người khinh ghét. Tính kiêu ngạo làm chúng ta ghét những người ngang hàng vì sợ họ hơn mình, ghét những người kém hơn vì sợ họ sẽ bằng mình và ghét những người trên chúng ta vì họ ở trên chúng ta.
Nói những lời kiêu ngạo, phô trương, khoe khoang thành tích của bản thân, cho rằng chẳng ai bằng mình, không nghe góp ý của người khác, luôn độc tôn là cách khiến bạn sẽ sống một cuộc đời cô độc. Giữ thói kiêu ngạo trong mình cũng giống như giữ căn bệnh mãn tính khó chữa trong người, để càng lâu càng nguy hại cho bản thân, hủy hoại con người. Ngược lại, càng chữa sớm thì càng tốt cho bạn.
Đừng nói những lời khiến người khác tổn thương
Không bàn đến chuyện tức giận khiến người khác tổn thương, trong cuộc sống sẽ có không ít lần bạn khiến người yêu thương đau lòng vì những lời nói đùa, trên chọc hay những nói vô tình. Bạn cho rằng vô hại, “đùa chút thôi” nhưng đối với người nghe, đó có thể là một sự sỉ nhục ghê gớm, để lại nỗi tổn thương sâu sắc và thậm chí có thể ám ảnh họ đến cả đời.
Đã bao giờ bạn hứng chịu cảm giác khó chịu, tổn thương và giận dữ khi nghe một câu chê bai hay khích bác hay đùa giỡn nào chưa? Chắc chắn ai cũng từng trải qua cảm giác ấy. Nếu đã trải qua vậy tại sao bạn lại nhẫn tâm đối xử với những người xung quanh bạn như những gì bạn ghét phải chịu đựng?
Bạn cho rằng vô hại, "đùa chút thôi" nhưng đối với người nghe, đó có thể là một sự sỉ nhục ghê gớm, để lại nỗi tổn thương sâu sắc và thậm chí có thể ám ảnh họ đến cả đời (Ảnh: Internet)
Đừng khiến người khác tổn thương, hãy dừng những lời đùa giỡn nhưng lại mang tính “sát thương” nặng nề như thế. Đừng dùng cái cớ “vô tình” để đẩy người khác vào bước đường cùng.
Và hiển nhiên, việc bạn nổi cáu, điên tiết với ai, rồi thốt ra những lời không kiềm chế cảm xúc chắc chắn sẽ mang đến cảm giác tổn thương nặng nề hơn cho người khác. Hãy nhớ, bạn không thích bị tổn thương thì người khác cũng không thích thế. Những gì bản thân mình không muốn phải chịu đựng thì đừng bao giờ khiến người khác cũng phải chịu theo. Đó là một sự tàn nhẫn.
(Nguồn: Tổng hợp)