Không cần tới 10 triệu đồng, thu nhập 7 triệu đồng/tháng vẫn có thể sống xông xênh: Giỏi co kéo chi tiêu, mua nhà cũng không phải là vấn đề

THÙY ANH,
Chia sẻ

Thu nhập bao nhiêu không quan trọng bằng việc chúng ta sử dụng đồng tiền mình kiếm được như thế nào.

Cách đây vài ngày, Long Chun (Trần Hoàng Long) đã có chia sẻ về thu nhập khiến cộng đồng mạng chú ý. TikToker này cho biết: "Ngày xưa em thầm mong một tháng kiếm được 10 triệu. Còn giờ lương được 10 triệu thì em 'khóc thét', không thể sống được".

Cùng bàn về vấn đề này, tại Trung Quốc, một người đã tuyên bố với thu nhập hàng tháng là 2.000 NDT (khoảng 7 triệu đồng) vẫn có thể ăn uống lành mạnh, kết bạn, học tập, và có một khoản tiền gửi hàng. Bài đăng về quản lý tài chính trên diễn đàn của Trung Quốc đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của cư dân mạng. Có lời khen ngợi cũng có ý kiến nghi ngờ xoay quanh phương pháp quản lý tài chính này.

Phần lớn cư dân mạng khen ngợi chủ nhân bài đăng vì thái độ sống tích cực và cách sử dụng thu nhập có kế hoạch. Tác giả bài đăng còn được cư dân mạng mệnh danh là "Ông hoàng tài chính". Chỉ cần tìm kiếm từ khóa này trên Baidu, bạn có thể tìm thấy 135.000 kết quả liên quan trong vòng 0,04 giây.

Chia thu nhập 7 triệu hàng tháng thành 5 phần

"Nguyên tắc chia 5" này vừa vặn phù hợp với nguyên tắc quản lý tài chính của tỷ phú Lý Gia Thành, giúp người trẻ nâng cao thu nhập và trở nên giàu có trong 5 năm.

Những chia sẻ phía sau sự thành công của mỗi tỷ phú đều là bài học quý báu, ở đó, chúng ta cũng có thể đúc rút ra kinh nghiệm cho bản thân. Bí quyết của tỷ phú Lý Gia Thành, người được mệnh danh là "Warren Buffett châu Á" không phải là ngoại lệ. Ông là người gây dựng hai tập đoàn lớn CK Hutchison Holdings và CK Asset Holdings. Hơn hai thập kỷ qua, tỷ phú Lý Gia Thành luôn giữ vững ngôi vị người giàu nhất Hong Kong (Trung Quốc) và liên tục góp mặt trong bảng xếp hạng tỷ phú của tạp chí Forbes.

Không cần tới 10 triệu đồng, thu nhập 7 triệu đồng/tháng vẫn có thể sống xông xênh: Giỏi co kéo chi tiêu, mua nhà cũng không phải là vấn đề - Ảnh 1.

Tỷ phú Lý Gia Thành. Ảnh: Tech in Asia

Ông cũng bật mí cách để có thể sống tốt mà vẫn có tiền mua nhà dù chỉ có mức lương 7-10 triệu đồng. Cụ thể, bạn chia số tiền mình kiếm được hàng thành 5 quỹ nhỏ. Quỹ đầu tiên dùng cho chi phí sinh hoạt, quỹ thứ hai dùng để kết bạn, quỹ thứ ba dùng để đầu tư cho học tập, quỹ thứ tư dùng để du lịch và cuối cùng dùng để đầu tư.

Bất kể thu nhập của bạn là bao nhiêu cũng vậy, hãy chia nó thành tỉ lệ theo 5 phần tương ứng. Đó là cách tốt nhất để sử dụng tiền, bạn đầu tư càng nhiều thì lợi ích nhận được sẽ càng lớn. Đầu tư nhiều hơn vào việc học giúp bạn trở nên tự tin, đầu tư cho những kỳ nghỉ giúp bạn mở mang tầm mắt và trong tương lai nó sẽ giúp bạn tăng thu nhập. Duy trì sự cân bằng này và bạn sẽ bắt đầu tạo ra giá trị thặng dư.

Quỹ thứ 1: Chi phí sinh hoạt

Phần đầu tiên là 30% thu nhập, tương đương 2,1 triệu đồng được sử dụng để chi trả sinh hoạt phí hằng ngày. Tiền sinh hoạt như vậy trung vậy là 70 nghìn đồng một ngày. Để tiết kiệm chi phí ăn uống, cách tốt nhất là bạn nên tự nấu cơm. Chưa kể, tự nấu ăn còn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Nếu bạn còn trẻ và cơ thể khoẻ mạnh thì có thể làm biếng một chút nhưng vẫn phải đảm bảo đủ năng lượng. Bữa sáng bạn có thể ăn 1 quả trứng luộc với 1 cốc sữa đậu nành. Bữa trưa ăn ngoài, gọi món đầy đủ và thêm chút trái cây; tự nấu bữa tối tại nhà. Công thức như vậy sẽ đủ để bạn không gặp vấn đề gì về sức khỏe trong vài năm.

Quỹ thứ 2: Cho các mối quan hệ

Có một câu nói nổi tiếng trên mạng với đại ý: nếu muốn đi nhanh hãy đi một mình, còn muốn đi xa hãy đi cùng nhau. Hãy xây dựng, mở rộng các mối quan hệ cá nhân để cơ hội nhiều khi đến từ chính vòng kết nối này. Khi bạn nghèo, bạn tiêu tiền của mình cho người khác; khi bạn giàu có, bạn tiêu tiền cho chính mình. Người có hiểu biết hơn bạn, giàu hơn bạn hay những người có thể giúp bạn trong công việc làm ăn đều là những đối tượng bạn nên giao du.

Dành khoảng 20% thu nhập, tương đương 1,4 triệu đồng cho mục này là hợp lý. Bạn nên mời cơm bạn bè 2 lần/tháng, chi phí khoảng 1 triệu đồng. Sau một năm, chắc chắn bạn sẽ có những khác biệt thấy rõ.

Quỹ thứ 3: Cho học tập

Dù bạn vẫn còn ngồi trên ghế nhà trường hay đã hoà mình vào dòng chảy của xã hôi thì học tập vẫn là điều cần thiết nếu muốn phát triển bản thân. Bạn có thể dành 80.000 đồng - 350.000 đồng một tháng để mua sách. 700.000 đồng còn lại dùng để đăng kí một khoá học ngắn hạn để hiểu biết thêm một kĩ năng mới nào đó cũng hay đấy chứ?

Không cần tới 10 triệu đồng, thu nhập 7 triệu đồng/tháng vẫn có thể sống xông xênh: Giỏi co kéo chi tiêu, mua nhà cũng không phải là vấn đề - Ảnh 2.

Hình minh họa. Ảnh: Inc

Khi thu nhập của bạn cao hơn, hoặc bạn vẫn còn tiền dư, bạn có thể tham gia các khóa đào tạo cao cấp hơn. Trong giai đoạn đại dịch vẫn còn phức tạp, học online chắc chắn là một giải pháp hiệu quả vừa giúp nâng cao kiến thức mà lại không cần di chuyển nhiều. Tống số tiền dành cho việc học tập này sẽ chiếm khoảng 15% thu nhập, tương đương 1,05 triệu đồng.

Quỹ thứ 4: Du lịch

Khoản thứ 4 có thể sẽ khiến bạn bất ngờ, đó chính là dành một khoản cho việc đi du lịch. Để ra khoảng 10% thu nhập, tương đương 700.000 đồng và tự thưởng cho mình một chuyến đi gần ngắn ngày. Đi du lịch trải nghiệm, rong ruổi trên những chặng đường, thưởng thức những cảnh đẹp non sông, thử những món ngon đặc sản đều chẳng tốn quá nhiều kinh phí. Đôi khi không cần phải nhà hàng sang trọng, khách sạn năm sao, một chuyến phượt cũng mang đến cho bạn trải nghiệm tuyệt vời. Năm nào cũng có một chuyến đi như vậy sẽ để lại nhiều kỷ niệm đẹp, trở thành động lực sống, bạn sẽ có thêm nhiệt huyết và năng lượng để cống hiến hết mình cho công việc.

Quỹ thứ 5: Đầu tư

Có rất nhiều hình thức đầu tư không cần quá nhiều tiền mà bạn có thể chọn. Khi số tiền bạn kiếm được chưa nhiều, gửi tiền tiết kiệm ở ngân hàng là một cách đầu tư an toàn. Tới khi số tiền lãi tăng lên, bạn có thể thủ bắt đầu với việc bán hàng, kinh doanh online hoặc góp vốn để mở homestay, quán ăn chẳng hạn. Kinh doanh nhỏ rất an toàn, mở tài khoản trên các sàn thương mại điện tử, thử nhập hàng về bán trên đó, dù sao lỗ cũng không nhiều.

Nếu trong tay đã có một khoản kha khá, bạn cũng có thể bắt đầu lập một kế hoạch đầu tư dài hạn. Thế nhưng, bạn nên nhớ khởi đầu từ quy mô nhỏ rồi mới mở rộng tới quy mô lớn hơn để không bị rủi ro, nản chí khi gặp thua lỗ, thất bại. Trích khoảng 25% thu nhập, tương đương hơn 1,7 triệu đồng cho các khoản đầu tư sẽ là mức hợp lý.

Quản lý tài chính là việc đòi hỏi phải có đủ kiên nhẫn. Tỷ phú Lý Gia Thành tin rằng sẽ không hiệu quả nếu chỉ quản lý tài chính trong một thời gian ngắn. Muốn muốn giàu lên một cách nhanh chóng mà không phải đánh đổi là điều không thực tế.

Cơ hội kiếm tiền chỉ đến với ai biết nhìn nhận, nắm bắt. Áp dụng "nguyên tắc chia 5" của tỉ phú Lý Gia Thành, sau 1 năm, bạn không chỉ tăng tài sản của mình mà còn làm tăng cả giá trị bản thân. Không có khó khăn nào là không thể vượt qua nếu bạn có đủ bản lĩnh. Chi tiêu có kế hoạch là phương pháp thông minh trên con đường làm giàu.

Chia sẻ