Không ai ngờ nổi chiếc cốc mình đang dùng tại văn phòng lại là thứ bị chứng minh 90% nguy hiểm
Nghiên cứu cho thấy 90% chiếc cốc đang sử dụng trong văn phòng nguy hiểm với sức khỏe, bởi chứa những thứ không ai muốn biết, nhưng rất cần phải biết!
Chiếc cốc trên bàn làm việc để ngày ngày bạn uống nước, trà, cà phê và đủ mọi loại nước ngon khác… chiếc cốc mà bạn không muốn bất cứ ai dùng chung vì sợ bẩn, có lẽ bạn không biết rằng chẳng cần đến ai khác can dự vào, nó có thể cũng đã rất bẩn và âm thầm khiến bạn mắc bệnh rồi!
Nghiên cứu tại Đại học Arizona thấy rằng những chiếc cốc ấy bẩn đến nỗi việc rửa sơ qua tại văn phòng chẳng có ích lợi gì. Giáo sư vi sinh học môi trường Charles Gerba tại Đại học Arizona giải thích rằng chiếc cốc trên bàn làm việc của chúng ta là nơi sinh sôi, tập trung của rất nhiều vi trùng, mầm bệnh. Nếu bạn giữ cốc trên bàn làm việc và không cọ rửa thì vi trùng bắt đầu sinh sản ngay, ngay cả khi cốc của bạn chỉ còn một chút cà phê. Thực tế có đến 20% những chiếc cốc trong văn phòng có chứa loại vi khuẩn cặn dễ gây tiêu chảy, các bệnh đường ruột và các vấn đề nghiêm trọng ở thận.
Và thế vẫn là chưa hết, giáo sư Gerba cho biết thêm: “90% chứa đầy những loại vi khuẩn khác” nhất là nếu bạn còn có thói quen để cốc bẩn sang ngày hôm sau, hoặc cho rằng mình chỉ uống nước, không có gì bẩn mà phải tráng rửa mỗi ngày. Và nếu bạn cho rằng chỉ tráng rửa qua loa, thậm chí dùng đến cả miếng rửa chén mà tất cả mọi người dùng chung tại văn phòng là được thì bạn cũng sai nốt rồi, bởi chúng thường cũng chứa đầy vi khuẩn, nhất là nếu miếng rửa chén này được để sẵn trong phòng vệ sinh. Tất cả số vi khuẩn này có thể bám thêm vào cốc đến 3 ngày, và khi đó, chiếc cốc mà bạn kề môi có thể nói là bẩn không kém bồn cầu!
Cách tốt nhất, theo các chuyên gia, để bảo vệ chính mình khỏi những mầm bệnh này là bảo đảm bạn sử dụng cốc theo cách chạm vào càng ít chỗ càng tốt, để việc vệ sinh kỹ lưỡng trở nên hiệu quả và dễ dàng hơn. Nên dùng cốc thủy tinh hoặc cốc sứ để dễ vệ sinh và bền hơn so với các loại cốc nhựa. Và quan trọng là vào cuối ngày, bạn nên uống hết nước, sau đó đem cốc về nhà để rửa một cách đàng hoàng với nước nóng; tất nhiên việc này gây thêm phiền hà, nhưng vẫn là một “đánh đổi” hợp lý để bạn tránh được những thứ bẩn thỉu có thể gây bệnh cho mình.
Tương tự như vậy là cả những chai nhựa đựng nước nữa, bạn nhé! Các chuyên gia cũng đã khuyên chúng ta không tái sử dụng chúng để đựng nước uống từ ngày này sang ngày khác vì chúng không được thiết kế cho việc vệ sinh, dùng lại.
Theo metro