Khoảnh khắc vỡ òa trong hạnh phúc của người đàn ông không có tinh trùng

Theo Vietnamnet,
Chia sẻ

Chị Mai Hải Yến là một người phải mẹ trải qua hành trình đằng đẵng chờ con như bao cặp đôi hiếm muộn khác.

Chồng chị là con trai một, sau nhiều năm kết hôn họ dường như sụp đổ với kết luận: anh bị dị tật ống dẫn tinh bẩm sinh, không có tinh trùng.

Năm 2009 chị Mai Hải Yến (SN 1989) và anh Phạm Phương Duy (SN ở Na Hang, Tuyên Quang) cùng về một nhà sau một thời gian dài hẹn hò. Cuộc sống của họ sẽ viên mãn hơn nếu như không có chuyện sau 3 năm kết hôn, anh chị không dùng biện pháp tránh thai nào mà vẫn chưa có con.

Hai bé Tít và Mít, tên ở nhà của con chị Hải Yến và anh Phương Duy

Trong quãng thời gian ấy, vợ chồng chị cũng đi khắp nơi để chạy chữa. Đôi vợ chồng trẻ choáng váng khi bác sĩ kết luận anh Duy bị dị tật ống dẫn tinh bẩm sinh, không có tinh trùng.

"Ai chỉ bất cứ chỗ nào dù xa hay gần vợ chồng tôi cũng lặn lội đưa nhau đi. Tôi không thể nhớ hết các phòng khám, bệnh viện, các thầy...mình theo từ đông y, nam y đến tây y, cả những tỉnh như Hưng Yên, Thái Nguyên, Hà Nội. 2 vợ chồng tôi chưa một lần từ bỏ hy vọng", chị nói.

Kỳ công nhất là 2 vợ chồng chị theo chữa ở một bệnh viện tại Hà Nội, nơi cách nhà hơn 250 km. "Chồng tôi được chỉ định tiêm thuốc 2 ngày 1 lần trong suốt 2 năm theo lời bác sĩ là để sản xuất nhiều tinh trùng hơn, tăng khả năng thụ thai...Việc tiêm này tốn kém hằng trăm triệu đồng nhưng kết quả nhận về vẫn là con số 0", chị nhớ lại.

Một lần theo một thầy ở Hưng Yên, sau khi uống thuốc của ông này kết quả tinh trùng của anh Duy có cải thiện. Điều này làm tăng thêm hy vọng của 2 vợ chồng. Tuy nhiên, mòn mỏi chờ đợi, con yêu vẫn chưa về với họ.

Chị nói: "May mắn của vợ chồng tôi là không bị áp lực từ gia đình 2 bên. Thỉnh thoảng hàng xóm có thì thào "tịt rồi", '''cau đực'...nhưng không quá ảnh hưởng đến vợ chồng tôi. Khó khăn nhất là gia đình nhà nội có mỗi bố cháu là con trai, ông nội thì mất sớm, bà nội chưa có cháu cũng buồn".

Năm 2013, sau khi đọc báo, anh chị quyết định sang "cầu cứu" Bệnh viện Chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn Hà Nội. Tại đây, ông Lương Văn Vệ, GĐ Bệnh viện khẳng định: "Trường hợp này hắc chắn có tinh trùng, có khả năng có con". Để chắc chắn, anh Duy phải làm các xét nghiệm. "Lúc anh ấy vào khám và xét nghiệm tim tôi như ngừng đập, chân tay run cầm cập, không nhớ mình đã làm những gì".

Cầm kết quả và nghe bác sĩ khẳng định chắc nịch: "Có tinh trùng". Anh chị như vỡ òa trong hạnh phúc. Chị vừa khóc vừa bấm máy gọi cho mẹ chồng. Bà cũng nghẹn ngào không nói được gì.

Các bác sĩ bệnh viện tư vấn, vợ chồng chị không thể có con theo cách tự nhiên và nên làm thụ tinh nhân tạo ngay. Nếu để qua thời điểm "vàng" này, hiệu quả điều trị sẽ rất thấp.

Sau 4 tháng tiến hành các bước cần thiết cho việc thụ tinh trong ống nghiệm, một ngày chị cảm thấy bụng khó chịu và ngay lập tức đến bệnh viện để siêu âm. Đôi vợ chồng không giấu nổi hạnh phúc khi chị đã đậu thai và sức khỏe rất tốt.

"Khi biết mình mang thai không những một mà hai bé, tôi rất hạnh phúc. Giờ Yến Linh và Yến Nhi (tên 2 bé) đã được 22 tháng tuổi, nghịch như quỷ sứ" - bà mẹ trẻ đầy tự hào chia sẻ.

Đúc kết hành trình tìm con của mình, chị viết trên trang cá nhân: "Để có được hai con mẹ đã gần như đánh đổi cả mạng sống của mình. Nhưng đây là điều mà mẹ không bao giờ ân hận và luôn cám ơn cuộc đời là đã mang hai con đến bên mẹ. Mãi là như vậy".

Gia đình nhỏ của chị Hải Yến không muốn có thêm con dù chị đang còn 7 phôi gửi tại bệnh viện bởi "hạnh phúc với chúng tôi như thế là quá đủ", chị nói.

Từ câu chuyện của mình chị cũng khuyên các cặp vợ chồng đang mong con mà chưa được: "Hãy kiên trì, đừng nản chí. Chỉ cần cố gắng một chút nữa thôi, rồi hạnh phúc sẽ mỉm cười với bạn".

Cùng ngắm 2 thiên thần đáng yêu của nhà chị Yến, anh Duy:


Các bé được đặt tên là Yến Linh và Yến Nhi


Anh Duy bên 2 công chúa nhỏ


Chăm lo cho các con


2 bé Tít và Mít bên mẹ


"Hạnh phúc với chúng tôi như thế là quá đủ", chị Yến chia sẻ

Chia sẻ