Khó khăn mùa dịch chính là lúc "thế hệ mạnh mẽ" trong tương lai được định hình
Tinh thần mạnh mẽ được bồi đắp cho con từ ấu thơ sẽ là của hồi môn quý giá cho suốt cuộc đời của con. Chấp nhận thế giới này đang biến đổi rất nhanh và không phải chuyện gì con người cũng kiểm soát được.
Gần 4 tháng qua, vì dịch bệnh nên người lớn ở Việt Nam liên tục phải đối mặt với những việc thay đổi kế hoạch trong cuộc sống. Chúng ta có khó chịu không? Có mệt mỏi không? Có bất an không? Có hết!
Vậy với trẻ con, khi được thông báo sẽ quay lại trường học, gặp gỡ bạn bè thầy cô và vui chơi nhưng bất ngờ phút cuối lại nhận câu: "Chưa hết dịch, trường học tiếp tục đóng cửa, các con ở nhà nhé". Những chuyện đó có dễ hiểu với các con không? Một câu giải thích do dịch bệnh diễn biến phức tạp, đi học là lây bệnh, bệnh rồi là nguy hiểm tính mạng có thuyết phục được trẻ ngay không? Không.
Chấp nhận những điều không mong đợi, đón nhận những điều bất định có thể xảy ra không phải là điều đơn giản với người lớn huống chi trẻ con. Và chính trong hiện thực này mới thấy việc dạy con mạnh mẽ và sẵn sàng đối mặt với tương lai bất định là điều quan trọng thế nào.
Một tinh thần minh mẫn chỉ có thể có trong một cơ thể khoẻ mạnh. Do đó, chính trong dịch bệnh này, chưa bao giờ, chúng ta lại chứng kiến được người dân Việt Nam quan tâm đến sức đề kháng, hệ miễn dịch và các thói quen vệ sinh, tập luyện thể thao như thời gian vừa qua.
Khi người lớn thay đổi nhận thức, họ cũng quan tâm hơn đến việc dạy con những điều này. Việc dạy con không có gì hiệu quả hơn là "thân giáo", tức chính cha mẹ làm gương trong các thói quen này cho con. Tôi đã nghe ít nhất ba cặp cha mẹ chia sẻ rằng, các con của mình mới 5-7 tuổi nhưng sau khi được ba mẹ giải thích, đã nghiêm túc và tự giác trong việc uống các loại vitamin, thậm chí ăn tỏi ngâm để nâng cao sức khoẻ bản thân.
Thời gian cách ly xã hội, hạn chế ra đường khiến mọi người thấy giây phút được ra ngoài tận hưởng không khí trong lành, vận động tự do, tập thể dục thật quý giá. Chiều chiều, tối tối, ở các khu dân cư, từ thành thị đến nông thôn, trẻ em được cha mẹ khuyến khích đạp xe, chạy nhảy, đá bóng; ở nơi hạn chế không gian, yoga, nhảy múa trở nên thịnh hành. Chính trong các hoạt động thể chất này, mối quan hệ tích cực giữa các thành viên cũng được cải thiện.
Tinh thần mạnh mẽ được bồi đắp cho con từ ấu thơ sẽ là của hồi môn quý giá cho suốt cuộc đời của con. Để có tinh thần mạnh mẽ, chúng ta bắt đầu từ đâu? Từ chính người lớn chúng ta: chấp nhận thế giới này đang biến đổi rất nhanh và không phải chuyện gì con người cũng kiểm soát được.
Điều chúng ta có thể làm là gì? Phòng ngừa tốt nhất có thể, nếu sự cố xảy ra thì chấp nhận nó, học cách hợp tác với nhau để cùng giải quyết. Từ nhận thức bên trong mà chúng ta sẽ bộc lộ thái độ ra bên ngoài một cách . Vì vậy, dạy trẻ chấp nhận những điều chưa như ý muốn, kiểm soát cảm xúc của mình chính là bài học đầu tiên mà tất cả cha mẹ nên dành cho con.
Muốn dạy con kiểm soát cảm xúc, trước hết, cha mẹ chấp nhận các cảm xúc (lo lắng, giận dữ, phản kháng...) của trẻ, và lắng nghe ý kiến của trẻ về tình huống ấy dù ý kiến có vô lý. Tiếp đến, cha mẹ mới bắt đầu giải thích một cách kiên nhẫn. Nói lần đầu trẻ chưa chấp nhận thì nói lần 2, lần 3, lần...n cũng phải nói. Nói bằng lời, bằng hình ảnh minh hoạ, bằng phim, bằng truyện kể... Khi giải thích thì kèm theo lời trấn an: Cha mẹ vẫn đang bên cạnh con và bảo vệ con.
Kế tiếp là cha mẹ cần đặt niềm tin vào trẻ rằng trẻ có thể đối mặt với những điều không mong muốn, miễn là chúng ta có cách trao đổi phù hợp và chuẩn bị các kiến thức nền tảng, các kỹ năng ứng phó cho trẻ. Còn nhớ, khi xem chương trình Bố ơi mình đi đâu thế, các cha mẹ nổi tiếng tham gia chương trình đều lo con mình chưa từng ngồi xe máy, chưa từng ở nhà không có máy lạnh, chưa từng chạm tay vào đất cát bẩn... chắc không chịu nổi. Kết quả, chẳng có trẻ nào đầu hàng trước những thử thách đó. Sự thích nghi của trẻ còn nhanh hơn cả người lớn. Vậy thì cha mẹ à, đặt niềm tin vào con đi nào!
Niềm tin đi kèm với những sự chuẩn bị một cách khoa học, bài bản. Vì vậy, cha mẹ hãy dạy con các kiến thức khoa học một cách chính xác và khách quan, điều này dạy con thói quen xử lý các vấn đề theo nguyên tắc khoa học, dựa trên các hướng dẫn khoa học.
Chẳng hạn, với dịch bệnh lần này, kiến thức về y học, cách ứng phó và phòng ngừa cần phải được dạy cho trẻ. Dịch corona gây ra cúm thì người ta giảm thiểu sự lây lan bằng cách rửa tay sạch, che miệng khi ho, đeo khẩu trang, và hạn chế tiếp xúc gần với người khác. Lượng kiến thức tuỳ độ tuổi mà nói nông sâu khác nhau. Sách truyện, video về các vấn đề khoa học phổ thông cho trẻ từ mẫu giáo trở đi là cực kỳ nhiều, cha mẹ google là ra. Sự thiếu hiểu biết khoa học luôn gây ra sự sợ hãi không đáng có, bởi vậy, hãy bắt đầu chuẩn bị cho con từ đây!
Đi kèm với kiến thức khoa học là các kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng thích nghi với hoàn cảnh sống đa dạng. Vì vậy, cha mẹ hãy mạnh dạn trao cho con cơ hội được suy nghĩ, và đưa ra các cách giải quyết vấn đề cho bản thân, chấp nhận trẻ thử và sai.
Chẳng hạn, với trẻ tiểu học, khi thay đổi từ học trực tiếp sang trực tuyến, cha mẹ hãy giao cho cọn việc tự lập thời khoá biểu hàng ngày sao cho phù hợp với con mà vẫn đảm bảo việc tham gia học tập hiệu quả.
Cha mẹ cũng có thể đề nghị con nghĩ xem nếu không thể ra ngoài trời chơi, ở nhà, có thể chơi những trò chơi nào để thư giãn. Dịch bệnh qua đi, việc rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề và thích nghi cần tiếp tục được duy trì, trong bối cảnh sống ngày càng đa dạng hơn.
Một điều cuối cùng cha mẹ cần dạy con là tư duy tích cực, luôn nhìn thấy điểm tốttrong bối cảnh không thuận lợi, điểm tốt trong người mà mình không thích. Điều không như ý, tai hoạ, không may luôn có thể xảy ra với bất cứ ai. Vì thế, cuộc sống của mỗi người phụ thuộc nhiều vào cách nhìn và thái độ của chúng ta về nó. Tư duy tích cực hoàn toàn có thể dạy cho trẻ từ lúc còn mẫu giáo, qua từng tình huống cụ thể, đơn giản. Chẳng hạn, khi cả nhà chuẩn bị đi chơi mà trời mưa, cha mẹ có thể nói rằng: Ồ, thật may là mưa trước khi đi, nếu không, chúng ta phải dầm mưa rồi. Chúng ta có thể đổi từ trò chơi ngoài trời sang trò chơi trong nhà nhỉ?
Để có những con người mạnh mẽ cả về thể chất lẫn tinh thần trong tương lai, hành trình nuôi dạy sẽ bắt đầu từ bây giờ. Năm 2020, một cột mốc thật quan trọng để tất cả các cha mẹ của thế kỷ 21 cùng hành động.
Sữa nước Nestlé với công thức Nutristrong độc quyền từ Nestlé Thụy Sỹ. Mỗi hộp sữa Nestlé cung cấp 25% nhu cầu canxi mỗi ngày giúp xương chắc khỏe, cho cơ thể mạnh mẽ luôn đồng hành cùng ý chí của bé.
Sữa Nestlé giới thiệu bốn hương vị thơm ngon cho bé gồm sữa trắng có đường, sữa trắng ít đường, sữa việt quất và sữa dâu trắng.
Nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng trong các lựa chọn thức uống dinh dưỡng, Nestlé đồng thời ra mắt sữa chua uống dinh dưỡng đầu tiên có chứa tổ yến Nestlé YOGU.
Mỗi hộp sữa chua Nestle YOGU có chứa tổ yến và 5 loại vitamin và khoáng chất thiết yếu cho trẻ như Vitamin A, Vitamin D, Canxi, Kẽm & Chất Xơ; giúp trẻ Mạnh Mẽ & luôn sẵn sàng trước mọi thử thách.
Mẹ hãy tìm hiểu thêm nhiều kiến thức để xây dựng một "Thế hệ mạnh mẽ" tại đây.