Khó chịu khi bất đắc dĩ thành “chân sai vặt” cho sếp!

Hà Lê ,
Chia sẻ

Dù không mong muốn nhưng sống trong môi trường công sở và bị sai vặt làm những công việc không tên là một điều khó tránh khỏi. Vậy làm thế nào để thoát khỏi những công việc đó?

Khó chịu chuyện nhân viên làm “chân sai vặt” cho sếp!
Dù không mong muốn nhưng sống trong môi trường công sở việc bất đắc dĩ biến thành chân sai vặt của sếp là một điều khó tránh khỏi (Ảnh minh họa) 

Sai vặt thành thói quen

Vốn khá nhanh nhẹn, N. (27 tuổi – Hà Nội) là nhân viên marketing của một tập đoàn về bán lẻ, hay được sếp giao làm chân sai vặt từ chuyện sếp thèm ăn quà vặt cần mua khẩn cấp, đến chuyện đi làm thanh toán, rồi “đi quà cáp biếu xén” các sếp lớn nào là “N. chạy ra ngõ mua cho anh tờ báo”,” N. ơi mua cho chị cân mận”, “N. em gọi cho bên A lấy hóa đơn giúp anh”, “N. kê cái bàn ra ngoài này...”, “N. xuống dắt giúp chị cái xe...”

Hồi mới vào, lúc đó chưa học xong đại học, cậu đồng ý để mọi người sai vặt, nhưng riết dần rồi cậu thấy nản, chán và buồn bực từ chối giúp thì bị mọi người trong văn phòng ghét ra mặt và gần như cô lập.

Có lần, tình cờ nghe sếp nói chuyện với người khác mà giận tím mặt: "Như cậu N. tuyển vào làm marketing nhưng giờ dùng để sai vặt, với mức lương khá này chắc cậu ấy cũng chẳng chạy đi đâu mà lo".

Ngoài trường hợp thành chân sai vặt "chuyên nghiệp" thì cũng không ít dân văn phòng hay than thở thỉnh thoảng cũng bị sếp sai vặt. Giúp sếp đón con giờ tan trường khi sếp lu bù với công việc đã đành. Nhưng đằng này sếp lại bận những việc riêng tư mà lính cũng phải bấm bụng đi đón con cho sếp, rồi đưa về nhà cẩn thận, xong ba chân bốn cẳng chạy đến lớp học tiếng Anh. Hay chẳng may có cuộc hẹn hò với người yêu thì cứ xác định bị nàng giận cho tím mặt vì quá trễ hẹn. Bị sai vặt kiểu này thì ai mà chẳng tức!

Sếp sai vặt, làm sao để thay đổi tư tưởng?

Sếp thường tận dụng những người nhanh nhẹn khỏe mạnh để cho công việc riêng của mình, chả tội gì, nhưng cũng làm cho nhân viên cảm thấy khó chịu vì không được làm đúng việc. Để tránh tình trạng này xảy ra.

Thứ nhất nếu là “ma mới” bạn cần nhớ là được lòng sếp vẫn tốt hơn. Cho nên, hãy cứ giúp sếp nếu có thể, song đừng để biến điều đó thành sự lạm dụng. Hãy học hỏi thêm kinh nghiệm của những nhân viên đi trước và hãy nhắn nhủ với sếp rằng bạn sẵn lòng làm những công việc đó, nhưng phải làm công việc thuộc phạm vi trách nhiệm trước đã. Bằng cách này bạn vừa thể hiện sự nhiệt tình với sếp mà lại không bị ảnh hưởng đến công việc chính của bạn.

Thứ hai, nếu tình trạng xảy ra thường xuyên hơn hãy đến thẳng và trực tiếp nói với sếp về những việc làm này không có trong hợp đồng lao động, dĩ nhiên sếp sai nhưng bạn hãy cẩn thận, bạn có thể là mục tiêu cho sếp soi mói công việc, nếu làm không tốt, thì nguy cơ bị đuổi việc là rất cao.

Thứ ba, nếu cảm thấy không còn cách nào tốt hơn, bạn vẫn tiếp tục bị sếp sai vặt thì cách duy nhất là bạn hãy nghỉ việc, tìm một công việc khác để tránh mất thời gian cho những công việc không tên này. Tuy sẽ bất lợi cho bạn những đó là cách tốt nhất giúp cho kinh nghiệm của bạn không bị mai một đi hàng ngày bởi những công việc không tên.

Chia sẻ