Khiếp sợ lời đồn “trùng tang”
Một ngày đầu tháng 12/2011, trong vòng hai tiếng đồng hồ nhà ông Minh (Hà Đông, Hà Nội) bỗng có hai người theo nhau qua đời.
Bất hạnh giáng xuống gia đình ông Nguyễn Đức Minh (69 tuổi, ngụ phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, Hà Nội) khi chỉ trong một ngày đầu tháng 12/2011, trong vòng hai tiếng đồng hồ nhà bỗng có hai người theo nhau qua đời.
Oan nghiệt hơn khi lời đồn “trùng tang” xôn xao địa phương, đeo bám gia đình khiến nỗi đau thêm nhân 2, nhân 3 và người trong khu vực hoảng loạn...
Bi kịch chồng chất
Sáng 8/12/2011 bầu trời u ám, mưa lay lắt đủ làm ướt áo. Không gian ấy tạo thêm cảm giác nặng nề với những người đang dự đám tang đưa tiễn chị Nguyễn Thị Dần (SN 1979) về nơi an nghỉ cuối cùng. Chiếc xe tang ì ạch theo con đường ruộng lầy lội ngoằn nghoèo đến nghĩa trang đã cải táng của làng.
Tại sao người mới chết không được an táng tại khu đất mới mà lại được đưa vào nghĩa trang đã cải táng?. Trả lời câu hỏi này của chúng tôi, một phụ nữ trong đoàn đưa tang giọng run rẩy: "Sợ lắm chú ạ! Nhà này bị trùng tang. Khi mời thầy về cắm cọc thì thầy bảo phải chôn ở vùng này. Thế là phải xin phép làng cho chôn vào nghĩa trang đã cải. Nhiều cụ trong làng cũng nói ra nói vào, nhưng hoàn cảnh người ta thế, đành phải chấp nhận thôi".
Đó cũng là lý do mà ngay từ đầu, người ta đã cảm thấy đám tang này có gì đó rất bất an. Con người ta "sinh có hẹn, tử bất kỳ", người chết bao giờ cũng để lại nỗi đau, niềm thương nhớ khôn cùng cho người thân ở lại. Nhưng với gia đình chị Dần, tai họa lại giáng xuống hai lần liên tiếp.
Trong gia đình này, bố chồng chị là ông Nguyễn Đức Minh đã mất cùng một ngày với con dâu, thậm chí hai người chỉ "ra đi" cách nhau chưa đầy hai tiếng đồng hồ. Vì phong tục là kiêng phát tang hai người cùng gia đình trong cùng một ngày nên cả nhà phát tang người cha vào ngày 6/12. Sáng hôm sau, sau khi chôn người cha thì cả họ lại gạt nước mắt buổi chiều tiếp tục phát tang con dâu. Và đến tận sáng 8/12, chị Dần mới được đưa về nơi an nghỉ cuối cùng.
Nỗi đau quá lớn in hằn trên gương mặt những người thân trong gia đình. Những người phụ nữ kiệt sức bởi đã khóc quá nhiều sau mấy ngày liền tang chế. Dường như họ phải dựa vào nhau mới có thể đứng vững lại được. Những người đàn ông cứng rắn hơn, họ trân mình giữa cánh đồng hun hút gió, cố chịu đựng giá lạnh nhưng không thể ngăn được nước mắt tuôn trào.
Người chồng chị Dần, cũng là con trai trưởng của ông Minh đứng lặng nhìn quan tài người vợ yêu dấu sắp vùi dưới ba thước đất. Nước mắt chảy dài trên gương mặt như hóa đá của anh. Chẳng có lời nào đủ sức nặng an ủi anh bởi nỗi đau mất cha, mất vợ chỉ trong một ngày...
Nhìn con trai lớn của anh chị mới 15 tuổi, nhiều người không thể cầm lòng. Cháu đã đủ lớn để hiểu được nỗi đau mất ông, mất mẹ nhưng khi mặc áo xô, đội khăn xô, trông cháu vẫn còn non nớt và tội nghiệp quá. Vừa hôm trước phải đeo khăn trắng, bước sau quan tài tiễn ông nội ra đi. Ngày hôm sau đã lại chống gậy vông đi trước xe tang rước mẹ về cõi vĩnh hằng. “Nông nỗi ấy nhiều khi người trưởng thành còn không chịu đựng được nữa là con trẻ”, một người dân thì thầm thương cảm.
Nỗi đau nhân đôi vì lời đồn “trùng tang”
Ở địa phương này, không khí làng quê vẫn còn in đậm trên từng nếp nhà, từng con ngõ, những tập tục thể hiện tình làng nghĩa xóm vẫn còn hiển hiện nơi đây. Nếu một nhà nào đó có việc tang, thì cả xóm hơn trăm nóc nhà đều chung tay giúp đỡ. Nhà neo người thì đi một nhân khẩu, nhà đông người thì 2 - 3 người cùng đến giúp, tất cả đều xúm vào lo cho nhà có đám từ việc nhỏ đến lớn.
Nhà nào không có người đi giúp sẽ tự khắc bị người làng ghi vào "sổ đen", có thể sẽ bị làng “tẩy chay”. Ở đây, kể cả việc đào huyệt, tôn đắp mộ cũng đều do thanh niên trai tráng trong làng làm giúp không công.
Nhưng tập tục đẹp đẽ ấy không thể khỏa lấp cái dở phía sau, khi người dân địa phương xôn xao về việc gia đình này bị “trùng tang” khiến người thân của các nạn nhân vô cùng hoang mang, lo lắng. Sau khi lo cho chị Dần “mồ yên mả đẹp”, người làng lại về túm tụm bàn tán. Phản bán thịt, quầy tạp hóa, quán phở... chỗ nào cũng dăm người thì thầm to nhỏ.
Chúng tôi chọn cửa hàng bán giày da kiêm bán bia chai ở đầu xóm, nơi tụ tập đông người nhất và toàn người có tuổi để ghi nhận dư luận. Một số người tụ tập tại đây đều khẳng định gia đình này bị “trùng tang”, “nếu không trừ yểm cẩn thận thì sẽ còn những tai ương giáng xuống”. Một ông lão dẫn chứng “hùng hồn”: “Tôi tính cho mà xem, đầu tiên là cháu ruột ông Minh mất vì ung thư tủy. Sau đó thì đến ông Minh mất vì ung thư phổi rồi con dâu mất vì ung thư não. Chết liên tục như thế, không “trùng tang” thì là gì?”.
Bà chủ cửa hàng giày thì khăng khăng: “Ngày 5/11 âm lịch, đúng 100 ngày sau khi trường hợp đầu tiên là anh họ mất, đáng ra chị Dần cũng "đi" rồi nhưng nhờ có người nhà “hú gọi hồn” và xe cứu thương chở liền 3 bình ô xy đến trợ giúp nên mới sống lại và trụ lại thêm gần một tuần nữa”. Bà lão cho rằng "trời vẫn còn thương hoặc là thầy pháp cao tay, chứ để con dâu "đi" trước bố chồng thì mọi sự còn tệ hơn nữa". Nhiều người “bán tín bán nghi” trước câu chuyện của bà lão: Nếu quả có chuyện chị Dần hoàn hồn một lần từ cõi chết thì liệu nguyên nhân hoàn hồn là từ 3 cái bình ôxy hay do những lời “hú gọi hồn”?.
Thấy khách thắc mắc, một cụ ông còn cho biết thêm: “Ba người trong họ được chôn ở 3 nơi. Chắc chắn là do gia chủ mời thầy về chọn đất táng cho từng người để yểm trùng. Bằng chứng là người cháu thì được chôn ở nghĩa địa của làng. Ông Minh được chôn ở đất rau xanh ven làng. Đến cô con dâu, thầy tính toán rồi cắm cọc đúng vào khu mộ đã cải táng. Nếu không phải để yểm thì tại sao mộ chị Dần lại phải chen vào một khoảnh đất nhỏ hẹp, mà xung quanh đều không phải mộ dòng họ của mình?”.
Đem theo những thông tin đó, chúng tôi cố gắng tiếp cận người trong dòng họ có tang. Một người thím trong họ tương đối giữ được bình tĩnh trả lời vắn tắt: "Người nhà chúng tôi đều mắc trọng bệnh vô phương cứu chữa. Chúng tôi vốn không tin là có “trùng tang” nhưng vì người làng xôn xao quá, người nói ra kẻ nói vào, nên chúng tôi cũng hoang mang, lo sợ lắm".
“Người sống nỡ nào làm khổ nhau?”
Tìm gặp ông Nguyễn Văn Vui, Tổ trưởng Tổ dân phố 11, phường Yên Nghĩa, vị tổ trưởng này tỏ ra khá điềm tĩnh trước những tin đồn đang khiến người địa phương hoang mang. Vị tổ trưởng cho biết trong gia đình bị đồn là “trùng tang”, ông Minh đã phát hiện ung thư từ khoảng chục năm trước nhưng nhờ biết kiêng khem nên sức khỏe vẫn khá tốt. Chị con dâu của ông Minh mới phát bệnh vài năm, đã điều trị ở nhiều nơi mà không có tiến triển gì nên “đó đều là những cái chết đã được báo trước”. Người trong gia đình khi thấy tình hình hai bố con xấu đi thì đều đã chuẩn bị tinh thần.
Với thông tin 3 người trong dòng họ được chôn ở 3 nơi khác nhau, vị tổ trưởng cho biết đó có thể chỉ là sự trùng hợp. Người cháu thì đã mất một thời gian vài tháng nên không thể nói gì. Còn ông Minh và con dâu là người sống cùng nhà, theo tập tục thì khi đưa tang không được đi trùng hướng với nhau. Vị tổ trưởng kết luận: “Trùng tang là một quan niệm dân gian rất hư ảo. Dân gian quan niệm rằng trùng tang nếu có thật thì thường đến với những cái chết bất ngờ, không thể định trước. Ở gia đình này những người chết đều mắc bệnh ung thư, là căn bệnh đến y học thế giới còn phải bó tay. Như thế, cho dù bố chồng con dâu cùng "ra đi" trong một ngày, cũng đâu thể đổ cho trùng tang được?”.
Sẽ không bao giờ là đủ nếu dùng những con chữ để chuyển tải sự cảm thông sâu sắc của chúng tôi với nỗi mất mát mà gia đình các nạn nhân đang gánh chịu. Qua bài viết này, chúng tôi mong muốn phần nào đó làm vơi bớt nỗi hoang mang, lo lắng đang đè nặng lên gia đình anh và mong rằng dư luận sẽ bình tĩnh hơn với những nguồn tin đồn đoán. Nên chăng chia sẻ nỗi đau, đừng khoét sâu thêm nữa...
Oan nghiệt hơn khi lời đồn “trùng tang” xôn xao địa phương, đeo bám gia đình khiến nỗi đau thêm nhân 2, nhân 3 và người trong khu vực hoảng loạn...
Bi kịch chồng chất
Sáng 8/12/2011 bầu trời u ám, mưa lay lắt đủ làm ướt áo. Không gian ấy tạo thêm cảm giác nặng nề với những người đang dự đám tang đưa tiễn chị Nguyễn Thị Dần (SN 1979) về nơi an nghỉ cuối cùng. Chiếc xe tang ì ạch theo con đường ruộng lầy lội ngoằn nghoèo đến nghĩa trang đã cải táng của làng.
Tại sao người mới chết không được an táng tại khu đất mới mà lại được đưa vào nghĩa trang đã cải táng?. Trả lời câu hỏi này của chúng tôi, một phụ nữ trong đoàn đưa tang giọng run rẩy: "Sợ lắm chú ạ! Nhà này bị trùng tang. Khi mời thầy về cắm cọc thì thầy bảo phải chôn ở vùng này. Thế là phải xin phép làng cho chôn vào nghĩa trang đã cải. Nhiều cụ trong làng cũng nói ra nói vào, nhưng hoàn cảnh người ta thế, đành phải chấp nhận thôi".
Đó cũng là lý do mà ngay từ đầu, người ta đã cảm thấy đám tang này có gì đó rất bất an. Con người ta "sinh có hẹn, tử bất kỳ", người chết bao giờ cũng để lại nỗi đau, niềm thương nhớ khôn cùng cho người thân ở lại. Nhưng với gia đình chị Dần, tai họa lại giáng xuống hai lần liên tiếp.
Nỗi đau quá lớn in hằn trên gương mặt những người thân trong gia đình. Những người phụ nữ kiệt sức bởi đã khóc quá nhiều sau mấy ngày liền tang chế. Dường như họ phải dựa vào nhau mới có thể đứng vững lại được. Những người đàn ông cứng rắn hơn, họ trân mình giữa cánh đồng hun hút gió, cố chịu đựng giá lạnh nhưng không thể ngăn được nước mắt tuôn trào.
Người chồng chị Dần, cũng là con trai trưởng của ông Minh đứng lặng nhìn quan tài người vợ yêu dấu sắp vùi dưới ba thước đất. Nước mắt chảy dài trên gương mặt như hóa đá của anh. Chẳng có lời nào đủ sức nặng an ủi anh bởi nỗi đau mất cha, mất vợ chỉ trong một ngày...
Nhìn con trai lớn của anh chị mới 15 tuổi, nhiều người không thể cầm lòng. Cháu đã đủ lớn để hiểu được nỗi đau mất ông, mất mẹ nhưng khi mặc áo xô, đội khăn xô, trông cháu vẫn còn non nớt và tội nghiệp quá. Vừa hôm trước phải đeo khăn trắng, bước sau quan tài tiễn ông nội ra đi. Ngày hôm sau đã lại chống gậy vông đi trước xe tang rước mẹ về cõi vĩnh hằng. “Nông nỗi ấy nhiều khi người trưởng thành còn không chịu đựng được nữa là con trẻ”, một người dân thì thầm thương cảm.
Nỗi đau nhân đôi vì lời đồn “trùng tang”
Ở địa phương này, không khí làng quê vẫn còn in đậm trên từng nếp nhà, từng con ngõ, những tập tục thể hiện tình làng nghĩa xóm vẫn còn hiển hiện nơi đây. Nếu một nhà nào đó có việc tang, thì cả xóm hơn trăm nóc nhà đều chung tay giúp đỡ. Nhà neo người thì đi một nhân khẩu, nhà đông người thì 2 - 3 người cùng đến giúp, tất cả đều xúm vào lo cho nhà có đám từ việc nhỏ đến lớn.
Nhà nào không có người đi giúp sẽ tự khắc bị người làng ghi vào "sổ đen", có thể sẽ bị làng “tẩy chay”. Ở đây, kể cả việc đào huyệt, tôn đắp mộ cũng đều do thanh niên trai tráng trong làng làm giúp không công.
Nhưng tập tục đẹp đẽ ấy không thể khỏa lấp cái dở phía sau, khi người dân địa phương xôn xao về việc gia đình này bị “trùng tang” khiến người thân của các nạn nhân vô cùng hoang mang, lo lắng. Sau khi lo cho chị Dần “mồ yên mả đẹp”, người làng lại về túm tụm bàn tán. Phản bán thịt, quầy tạp hóa, quán phở... chỗ nào cũng dăm người thì thầm to nhỏ.
Chúng tôi chọn cửa hàng bán giày da kiêm bán bia chai ở đầu xóm, nơi tụ tập đông người nhất và toàn người có tuổi để ghi nhận dư luận. Một số người tụ tập tại đây đều khẳng định gia đình này bị “trùng tang”, “nếu không trừ yểm cẩn thận thì sẽ còn những tai ương giáng xuống”. Một ông lão dẫn chứng “hùng hồn”: “Tôi tính cho mà xem, đầu tiên là cháu ruột ông Minh mất vì ung thư tủy. Sau đó thì đến ông Minh mất vì ung thư phổi rồi con dâu mất vì ung thư não. Chết liên tục như thế, không “trùng tang” thì là gì?”.
Bà chủ cửa hàng giày thì khăng khăng: “Ngày 5/11 âm lịch, đúng 100 ngày sau khi trường hợp đầu tiên là anh họ mất, đáng ra chị Dần cũng "đi" rồi nhưng nhờ có người nhà “hú gọi hồn” và xe cứu thương chở liền 3 bình ô xy đến trợ giúp nên mới sống lại và trụ lại thêm gần một tuần nữa”. Bà lão cho rằng "trời vẫn còn thương hoặc là thầy pháp cao tay, chứ để con dâu "đi" trước bố chồng thì mọi sự còn tệ hơn nữa". Nhiều người “bán tín bán nghi” trước câu chuyện của bà lão: Nếu quả có chuyện chị Dần hoàn hồn một lần từ cõi chết thì liệu nguyên nhân hoàn hồn là từ 3 cái bình ôxy hay do những lời “hú gọi hồn”?.
Thấy khách thắc mắc, một cụ ông còn cho biết thêm: “Ba người trong họ được chôn ở 3 nơi. Chắc chắn là do gia chủ mời thầy về chọn đất táng cho từng người để yểm trùng. Bằng chứng là người cháu thì được chôn ở nghĩa địa của làng. Ông Minh được chôn ở đất rau xanh ven làng. Đến cô con dâu, thầy tính toán rồi cắm cọc đúng vào khu mộ đã cải táng. Nếu không phải để yểm thì tại sao mộ chị Dần lại phải chen vào một khoảnh đất nhỏ hẹp, mà xung quanh đều không phải mộ dòng họ của mình?”.
Đem theo những thông tin đó, chúng tôi cố gắng tiếp cận người trong dòng họ có tang. Một người thím trong họ tương đối giữ được bình tĩnh trả lời vắn tắt: "Người nhà chúng tôi đều mắc trọng bệnh vô phương cứu chữa. Chúng tôi vốn không tin là có “trùng tang” nhưng vì người làng xôn xao quá, người nói ra kẻ nói vào, nên chúng tôi cũng hoang mang, lo sợ lắm".
“Người sống nỡ nào làm khổ nhau?”
Tìm gặp ông Nguyễn Văn Vui, Tổ trưởng Tổ dân phố 11, phường Yên Nghĩa, vị tổ trưởng này tỏ ra khá điềm tĩnh trước những tin đồn đang khiến người địa phương hoang mang. Vị tổ trưởng cho biết trong gia đình bị đồn là “trùng tang”, ông Minh đã phát hiện ung thư từ khoảng chục năm trước nhưng nhờ biết kiêng khem nên sức khỏe vẫn khá tốt. Chị con dâu của ông Minh mới phát bệnh vài năm, đã điều trị ở nhiều nơi mà không có tiến triển gì nên “đó đều là những cái chết đã được báo trước”. Người trong gia đình khi thấy tình hình hai bố con xấu đi thì đều đã chuẩn bị tinh thần.
Với thông tin 3 người trong dòng họ được chôn ở 3 nơi khác nhau, vị tổ trưởng cho biết đó có thể chỉ là sự trùng hợp. Người cháu thì đã mất một thời gian vài tháng nên không thể nói gì. Còn ông Minh và con dâu là người sống cùng nhà, theo tập tục thì khi đưa tang không được đi trùng hướng với nhau. Vị tổ trưởng kết luận: “Trùng tang là một quan niệm dân gian rất hư ảo. Dân gian quan niệm rằng trùng tang nếu có thật thì thường đến với những cái chết bất ngờ, không thể định trước. Ở gia đình này những người chết đều mắc bệnh ung thư, là căn bệnh đến y học thế giới còn phải bó tay. Như thế, cho dù bố chồng con dâu cùng "ra đi" trong một ngày, cũng đâu thể đổ cho trùng tang được?”.
Sẽ không bao giờ là đủ nếu dùng những con chữ để chuyển tải sự cảm thông sâu sắc của chúng tôi với nỗi mất mát mà gia đình các nạn nhân đang gánh chịu. Qua bài viết này, chúng tôi mong muốn phần nào đó làm vơi bớt nỗi hoang mang, lo lắng đang đè nặng lên gia đình anh và mong rằng dư luận sẽ bình tĩnh hơn với những nguồn tin đồn đoán. Nên chăng chia sẻ nỗi đau, đừng khoét sâu thêm nữa...
Nhanh tay khoe những bức ảnh cưới tuyệt đẹp và hạnh phúc ngọt ngào của bạn được chụp tại khắp các vùng miền tại www.anhcuoi.afamily.vn. Xem hướng dẫn chi tiết về thể lệ cuộc thi và cách up hình tại đây. Bật mí: giải thưởng cực hot đấy nhé! |