Khi nồng độ estrogen giảm, có 4 "dấu hiệu xấu xí" không thể che giấu được, chị em đừng bỏ qua dù chỉ một

TT,
Chia sẻ

Ngày nay do tác động từ môi trường và áp lực cuộc sống, nhiều phụ nữ tuổi ngoài 30 đã phải đối mặt với tình trạng thiếu estrogen.

Estrogen là món quà tuyệt vời dành cho phụ nữ!

Khi đến tuổi dậy thì, chính nhờ buồng trứng tiết ra estrogen mà vóc dáng của người phụ nữ trở nên "nhấp nhô ở các vòng" và làn da mịn màng như sữa. Ở giai đoạn tiếp theo - thời kỳ sinh sản, cũng nhờ sự thay đổi nồng độ estrogen mà chị em trông quyến rũ.

Còn sang giai đoạn mãn kinh, sau khi chức năng buồng trứng dần ngừng hoạt động, không còn khả năng tiết ra nhiều estrogen nữa. Lúc này cơ thể sẽ bị suy giảm chức năng, dẫn đến một loạt vấn đề như rối loạn kinh nguyệt, mệt mỏi nói chung, bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm, khó chịu...

Khi nồng độ estrogen giảm, có 4 "dấu hiệu xấu xí" không thể che giấu được, chị em đừng bỏ qua dù chỉ một - Ảnh 1.

Vì vậy, mọi người càng cần quan tâm đến estrogen và bổ sung kịp thời khi cơ thể thiếu hụt hormone này. Vậy làm sao để biết phụ nữ đang bị thiếu estrogen?

Khi nồng độ estrogen của phụ nữ giảm xuống, có 4 "dấu hiệu xấu xí" này xuất hiện và không thể che giấu được. Chị em hãy xem mình có không nhé.

1. Da xấu đi

Estrogen có chức năng điều hòa phân bổ mỡ trên da. Khi tuổi tác tăng lên, lượng mỡ tăng cũng là lý do khiến ngoại hình của con người sẽ có những thay đổi nhỏ như da trở nên khô, không còn giữ được sự đàn hồi, nên bắt đầu xuất hiện các nếp nhăn và chảy xệ. Bên cạnh đó, vết nám, sạm da, đồi mồi, tàn nhang... xuất hiện ngày càng nhiều.

Nếu nhận thấy những dấu hiệu lộ rõ trên da như vậy thì bạn nên chú ý bổ sung estrogen.

Khi nồng độ estrogen giảm, có 4 "dấu hiệu xấu xí" không thể che giấu được, chị em đừng bỏ qua dù chỉ một - Ảnh 2.

2. Rối loạn kinh nguyệt

Estrogen là một trong những hormone chính điều khiển chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới. Estrogen thấp có thể dẫn đến rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, chu kỳ lúc ngắn lúc dài, thiểu kinh và mãn kinh sớm. 

Vì vậy, nếu còn trẻ mà thường xuyên xuất hiện biểu hiện rối loạn như kinh nguyệt nhiều và loãng, chu kỳ kinh nguyệt không đều... ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần thì bạn nên chú ý. Nó có thể liên quan đến nồng độ estrogen và cần được kịp thời điều chỉnh trở lại bình thường.

3. Buồng trứng lão hóa quá nhanh

Do sự khác biệt của cơ thể, mỗi người sẽ trải qua những mức độ khó chịu khác nhau trong thời kỳ mãn kinh. Đối với một số phụ nữ, nếu buồng trứng lão hóa quá nhanh, hội chứng mãn kinh có thể xuất hiện nghiêm trọng hơn. Họ có thể bị đổ mồ hôi ban đêm, bốc hỏa, khó chịu, chán ăn, suy nhược chung, loãng xương... trong một thời gian dài.

Những biểu hiện này ám chỉ rằng nồng độ estrogen trong cơ thể bạn quá thấp và rất có thể cơ thể không thể hoạt động bình thường được nữa!

Khi nồng độ estrogen giảm, có 4 "dấu hiệu xấu xí" không thể che giấu được, chị em đừng bỏ qua dù chỉ một - Ảnh 3.

4. "Chuyện vợ chồng" gặp khó khăn

Estrogen có thể ảnh hưởng đến bôi trơn âm đạo. Nếu mức độ estrogen trở nên quá thấp, khô âm đạo có thể xảy ra. Điều này thường dẫn đến quan hệ tình dục đau rát, không có hoặc giảm ham muốn, khó đạt khoái cảm... Kết quả là khiến chị em ngại ngùng, né tránh chồng.

Làm thế nào để bổ sung estrogen?

Phụ nữ từ sau tuổi 35 suy giảm rõ rệt, đến tuổi 55 chỉ còn lại khoảng 15%. Vì vậy, phụ nữ từ độ tuổi 30 nên bổ sung nội tiết tố nữ để làm chậm quá trình lão hóa, duy trì nét thanh xuân và hạnh phúc gia đình.

Lưu ý, dù cơ thể thiếu hụt estrogen cũng không nên dùng thuốc bổ sung bừa bãi, đặc biệt là thực phẩm chức năng, thuốc, sản phẩm y tế, mỹ phẩm… không rõ nguồn gốc. Việc sử dụng và tiêu thụ bừa bãi còn có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú, ung thư buồng trứng, nội mạc tử cung.

Khi nồng độ estrogen giảm, có 4 "dấu hiệu xấu xí" không thể che giấu được, chị em đừng bỏ qua dù chỉ một - Ảnh 4.

Không phải tất cả mọi phụ nữ cần điều trị estrogen thấp. Nhưng nếu các triệu chứng estrogen thấp hay gây khó chịu, bạn có thể tham khảo các biện pháp điều trị. Việc điều trị sẽ dựa trên nguyên nhân estrogen thấp và các triệu chứng hiện tại của mỗi cá nhân.

Nếu muốn bổ sung estrogen, mọi người nên làm theo lời khuyên của bác sĩ. Mặt khác, nên bắt đầu chú ý cả trong ăn uống để duy trì cân nặng tốt và không nên tập thể dục quá mức. Trong thời gian thiếu estrogen, bạn có thể ăn các sản phẩm đậu nành được coi là giàu "estrogen tự nhiên", như đậu phụ, sữa đậu nành...

Chia sẻ