Khi nào nên cắt amidan?
Con gái tôi rất hay bị sốt cao, mệt mỏi do bị viêm amidan. Tôi đang băn khoăn có nên cho cháu cắt không, xin bác sĩ tư vấn.
Trả lời:
Viêm amiđan là một trong những bệnh tai mũi họng thường gặp ở trẻ em và người lớn. Viêm amidan có thể là viêm cấp, viêm amidan cấp tái hồi, viêm amidan mạn, viêm tấy hoặc áp-xe quanh amidan. Cần phải điều trị sớm và dứt điểm viêm amindan để tránh tái phát và những biến chứng.
Một trong những giải pháp tối ưu là cắt amidan, tuy nhiên không phải ai cũng được chỉ định cắt, mà chỉ cắt khi amidan không còn vai trò miễn dịch và trở thành một ổ viêm chứa đầy các loại vi khuẩn hoặc quá phát bít tắc hô hấp trên hoặc nghi ngờ phát triển thành u ác tính.
Những người viêm amidan tới 4 - 5 lần/năm được điều trị tích cực trong vòng một tháng mà vẫn có các triệu chứng đau họng, viêm hạch, hơi thở hôi; những người đã từng phải nhập viện do bị áp-xe quanh amidan; những người đã bị biến chứng như viêm xoang, viêm tai giữa, viêm cầu thận...
Đối với trẻ em, amidan quá phát khiến trẻ khó thở, khó ăn, khó khăn trong phát âm cũng được chỉ định cắt.
Để hạn chế viêm amidan, chúng ta cần phải giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, giữ sạch, ấm vùng mũi họng, nhất là ở trẻ nhỏ; cần vệ sinh răng miệng thật tốt, súc miệng bằng nước muối loãng mỗi tối trước khi đi ngủ và mỗi sáng thức giấc.
Viêm amiđan là một trong những bệnh tai mũi họng thường gặp ở trẻ em và người lớn. Viêm amidan có thể là viêm cấp, viêm amidan cấp tái hồi, viêm amidan mạn, viêm tấy hoặc áp-xe quanh amidan. Cần phải điều trị sớm và dứt điểm viêm amindan để tránh tái phát và những biến chứng.
Một trong những giải pháp tối ưu là cắt amidan, tuy nhiên không phải ai cũng được chỉ định cắt, mà chỉ cắt khi amidan không còn vai trò miễn dịch và trở thành một ổ viêm chứa đầy các loại vi khuẩn hoặc quá phát bít tắc hô hấp trên hoặc nghi ngờ phát triển thành u ác tính.
Những người viêm amidan tới 4 - 5 lần/năm được điều trị tích cực trong vòng một tháng mà vẫn có các triệu chứng đau họng, viêm hạch, hơi thở hôi; những người đã từng phải nhập viện do bị áp-xe quanh amidan; những người đã bị biến chứng như viêm xoang, viêm tai giữa, viêm cầu thận...
Đối với trẻ em, amidan quá phát khiến trẻ khó thở, khó ăn, khó khăn trong phát âm cũng được chỉ định cắt.
Để hạn chế viêm amidan, chúng ta cần phải giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, giữ sạch, ấm vùng mũi họng, nhất là ở trẻ nhỏ; cần vệ sinh răng miệng thật tốt, súc miệng bằng nước muối loãng mỗi tối trước khi đi ngủ và mỗi sáng thức giấc.
BS.Nguyên Diễn
Theo SKĐS