Khi làn da trắng muốt vẫn được "tôn thờ" tại châu Á: Lấy được chồng Tây là "may mắn" của nhiều cô gái
Khi mà các nền văn hóa ngày càng hòa nhập vào nhau, một số nước vẫn tồn tại những định kiến về màu da. Người dân ở nhiều nước châu Á vẫn xem da trắng là biểu tượng của cái đẹp.
Người dân Philippines coi trọng da trắng đến mức chi 18 tỉ USD/năm cho nhu cầu này
Gần đây, một trang sách giáo khoa chính thống ở Philippines đang là đề tài tranh luận nóng hổi trên mạng xã hội khi mô tả ngoại hình của người Philippines thua kém so với người phương Tây.
Da trắng vẫn đồng nghĩa với vẻ đẹp vượt trội ở Đông Nam Á.
Trước vụ việc này, Thị trưởng thành phố Cebu đã đăng trang sách này lên Facebook ông ấy cùng với lời nhận xét: "Đây là bài tập về nhà của cháu một người bạn tôi. Điều này vừa hài hước vừa đáng buồn, Bộ Giáo dục nên xem xét vấn đề này".
Trong một câu chuyện nói về thành viên gia đình, đoạn văn miêu tả người mẹ như sau: "không giống như đa số người Philippines, bà ấy có tóc xoăn khiến bà ấy trông đẹp hơn. Bà ấy trông giống như một mestiza (người phụ nữ lai) với chiếc mũi cao và làn da trắng sáng".
Theo trang web Politiko Visayas, quyển sách này do Bộ Giáo dục Philippines phát hành nhưng cho tới nay, Bộ Giáo dục chưa đưa ra bất kì tuyên bố nào.
Một trang sách giáo khoa chính thống ở Philippines đang là đề tài tranh luận nóng hổi trên mạng xã hội khi mô tả ngoại hình của người Philippines thua kém so với người phương Tây.
Da trắng rất được coi trọng ở Philippines, đó là lý do tồn tại hẳn một nền công nghiệp chuyên bán những sản phẩm và dịch vụ làm sáng da. Mỗi năm, người dân châu Á chi khoảng 18 tỉ USD cho việc làm trắng da.
Trên kênh của ngôi sao Youtube người Philippines, Raf Juane, những video được xem nhiều nhất thường nói về những kinh nghiệm của anh ta khi sử dụng kem làm trắng da và và tiêm thuốc làm trắng da vào tĩnh mạch. Những video như thế có tới ¼ triệu lượt xem trên Youtube.
Đây là một hiện tượng mà Roger Lee Mendoza ở Đại học Wilmington liên hệ tới "chủ nghĩa phân biệt chủng tộc nội bộ sau thời thuộc địa".
Da trắng đồng nghĩa với địa vị cao vì da tối màu được gán với người làm tay chân và nông dân, những người ở tầng lớp thấp hơn.
Đám cưới giữa cô gái da màu và người chồng da trắng ở Indonesia: Cô gái xấu xí ấy thật may khi lấy được người chồng đẹp trai
Nhưng Philippines không phải là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á diễn ra thực trạng này.
Ở Indonesia, một đám cưới giữa một phụ nữ người Indonesia và bạn trai người New Zealand của cô ấy đã thu hút được sự quan tâm của giới truyền thông hơn bất kì đám cưới nào khác giữa người Indonesia và người nước ngoài.
Dù rằng các đơn vị xuất bản có thể đưa tin về đám cưới của Sri Rahayu và Ezra Liam Honan theo ý thích của họ, nhưng vấn đề nằm ở chỗ cách họ nhìn nhận về đám cưới đó.
Đám cưới của họ lan truyền rầm rộ trên mạng xã hội trước khi các tờ báo địa phương đưa tin. Những bình luận của cư dân mạng tỏ vẻ coi thường Sri, nghĩa là làm sao một cô gái trông trẻ như cô ta có thể cưới Honan được, một anh chàng điển trai làm quản lý cửa hàng bán lẻ ở Úc.
Và các tờ báo khác cũng đưa tin với giọng điệu và cách nhìn cũng coi thường Sri như vậy. Họ cho rằng cô ấy thật xấu xí hoặc may mắn khi lấy được người chồng, "anh chàng ngoại quốc điển trai".
Tờ báo Warta Kota đã đăng tin với tiêu đề "Cô gái trông trẻ này chưa bao giờ nghĩ, mình sẽ là vợ của một anh chàng nước ngoài".
Bên cạnh đó, tờ báo Malang Today cũng có tiêu đề "Cô gái đến từ Wonogiri trúng lớn khi cưới một anh chàng người New Zealand đẹp trai".
Malaysia cũng có định kiến tương tự về việc người địa phương cưới người nước ngoài da trắng.
Tháng trước, một tài khoản Twitter đã hỏi học giả hàng đầu Amalina Bakri về lượng của hồi môn của đám cưới cô ấy cũng được lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội địa phương.
Tweet đấy viết như sau: Mọi người nghĩ sao về của hồi môn của Amalina Bakri? Dù sao thì chồng cô ấy là người da trắng và giàu có. Tôi muốn biết giá trị của hồi môn của cô ấy.
Và cô ấy đã trả lời rằng: "Tôi không nghĩ rằng giá trị của hồi môn thực sự là điều quan trọng, điều quan trọng là cuộc hôn nhân lâu dài, phụ nữ không phải là món hàng và của hồi môn không nói lên rằng bạn cao giá hơn những người phụ nữ khác".
Câu trả lời của Amalina thực sự là đòn đáp trả tuyệt vời đối với những kẻ ghét cô ấy trên mạng xã hội.
Nguồn: Asian Correspondent