“Khí huyết không đủ sinh ra bệnh”: Nhìn 3 bộ phận trên cơ thể để biết khí huyết có đủ hay không
Nếu muốn biết khí huyết của mình có đủ hay không, bạn hãy quan sát sức khỏe của 3 bộ phận dưới đây.
Theo Đông y, hai yếu tố cơ bản để hình thành sự sống đó là khí và huyết. Thông qua việc nuôi dưỡng huyết khí và cân bằng âm dương, mọi cơ quan sẽ hoạt động tốt. Ngược lại khi cơ thể gặp tình trạng thiếu khí huyết sẽ đối mặt với tình trạng tay chân nóng hoặc lạnh, giọng yếu, tóc khô, chóng mặt và nhức đầu...
Theo bác sĩ Lin Yanzhao (Trung tâm điều trị tại Bệnh viện y học cổ truyền Trung Quốc tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc): Nếu muốn biết khí huyết của mình có đủ hay không, bạn hãy quan sát sức khỏe của 3 bộ phận dưới đây.
1. Tóc
Theo lý luận của y học cổ truyền Trung Quốc, "tóc là hoa của thận, tóc là phần còn lại của máu". Nếu khí huyết mạnh thì tóc sẽ nhanh dài và bóng mượt, nhưng nếu khí huyết không đủ thì tóc sẽ dễ rụng, khô và nhanh bạc.
2. Mắt
Các mạch máu nội tạng thông với mắt rất nhiều, do đó các dấu hiệu như chóng mặt, mờ mắt đều liên quan đến khí huyết ngũ tạng bị thiếu hụt, đặc biệt là gan.
Thông qua mắt, có thể đoán biết tình trạng của khí huyết sở dĩ là vì mắt khỏe là do được cung cấp đủ máu. Thị lực càng rõ, thì càng chứng tỏ tình trạng khí huyết dồi dào.
3. Tay chân
Khi cơ thể con người có đủ khí huyết thì tốc độ tuần hoàn sẽ nhanh hơn, điều này có thể đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho tay chân. Khi khí huyết không đủ, tay chân sẽ hóa lạnh và có dấu hiệu bị tê.
"Thủ phạm" làm suy kiệt khí huyết
Có rất nhiều thói quen trong cuộc sống hàng ngày là "thủ phạm" khiến khí huyết suy kiệt.
1. Ăn kiêng để giảm cân
Những người ăn kiêng để giảm cân dễ gặp phải các triệu chứng khí huyết không đủ, chẳng hạn như da tái nhợt, cơ bắp bé lại, tóc khô và dễ rụng tóc. Điều này cho thấy việc ăn kiêng mù quáng để giảm cân không tốt cho việc sản xuất khí và máu.
2. Thức khuya lâu ngày
Đi ngủ muộn, thức khuya lâu ngày gây tổn thương lá lách, dẫn đến tâm, tỳ, khí huyết không được cung cấp đầy đủ.
3. Ăn quá nhiều
Ăn quá nhiều sẽ làm cho lá lách và dạ dày khó tiêu hóa, việc sản xuất khí huyết sẽ giảm. Bên cạnh đó, việc ăn quá nhiều đồ lạnh có thể làm tổn thương lá lách. Ảnh hưởng đến việc chuyển hóa của cơ thể, do đó việc sản xuất khí và máu cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Phụ nữ nên ăn gì để bổ sung khí huyết?
- Quả chà là
Nói đến thực phẩm dưỡng huyết thì phải kể đến quả chà là đỏ. Quả chà là rất giàu vitamin, axit amin, đường fructoza, khoáng chất và các chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể. Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng quả chà là đỏ có tính ấm, có tác dụng ích khí, bổ huyết, thúc đẩy quá trình lưu thông máu của toàn bộ cơ thể.
- Nho khô
Nho là loại trái cây rất được ưa chuộng vào mùa hè. Nho có vị ngọt, thơm ngon, y học cổ truyền Trung Quốc cho biết nho có tính ấm, có tác dụng thông kinh mạch tỳ vị, dạ dày. Ăn nho cũng có tác dụng dưỡng khí, bổ huyết, dưỡng âm, bổ thận. Đồng thời có thể thúc đẩy khí huyết lưu thông khắp cơ thể, ngừa suy nhược.
- Mộc nhĩ trắng
Uống canh mộc nhĩ có thể ngăn chặn sự mất canxi, thúc đẩy sự phát triển của xương khớp, dưỡng khí và bổ huyết, làm đẹp da.
Ngoài bổ sung các thực phẩm dồi dào dinh dưỡng thì thói quen kiên trì tập thể dục cũng có thể làm cho da hồng hào, sáng bóng, tràn đầy sức sống. Tập thể dục giúp đả thông kinh mạch, thúc đẩy quá trình lưu thông máu của toàn bộ cơ thể, cải thiện các vấn đề về khí và huyết.