Khỉ đột bị bắn chết ở Mỹ: Lỗi thuộc về người mẹ?

Theo Báo Giao thông,
Chia sẻ

Không khí tang thương bao trùm vườn thú Cincinnati, bang Ohio, Mỹ sau khi chú khỉ đột 17 tuổi bị bắn chết hôm 28/5.

khỉ
Các chuyên gia động vật cho rằng, cái chết của Harambe đầy oan uổng. (Ảnh: CNN)

Theo đó, Giám đốc vườn thú Thane Maynard tuyên bố trên mạng xã hội Facebook rằng, Đội ứng phó với động vật nguy hiểm của vườn thú không có lựa chọn nào khác khi buộc phải bắn chú khỉ để cứu cậu bé 4 tuổi.

“Chúng tôi rất đau khổ vì phải hi sinh Harambe (tên chú khỉ 17 tuổi), nhưng cuộc sống của 1 em nhỏ 4 tuổi đáng giá hơn như thế, và một quyết định được đưa ra nhanh chóng”.

Tuy nhiên, những lời giải thích này của Giám đốc Vườn thú Cincinnanti không làm dịu đi cơn sóng giận dữ từ các chuyên gia về hành vi động vật. Không ít người cho rằng cái chết của con khỉ đột là không cần thiết, trong khi những người khác và dư luận thì đổ lỗi cho việc mẹ của cậu bé không trông nom cậu cẩn thận.

Gisela Kaplan, chuyên gia về hành vi động vật của trường đại học New England của Australia đã đứng về phía những con khỉ đột khi cho rằng, cậu bé hoàn toàn không gặp bất kỳ nguy hiểm nào:

"Trẻ con không phải mối đe dọa đối với khỉ", giáo sư Kaplan nói. "Con khỉ đầu đàn biết rõ đó là một đứa trẻ nhỏ không có khả năng tự vệ. Khỉ đột không phải loài hay tấn công người, chúng không phải loài hiếu chiến. Tôi chắc chắn rằng cậu bé không thể bị khỉ giết".

Bà Kaplan còn cho rằng, với đặc tính loài, Harambe sẽ tru lên hoặc đấm vào ngực mình để cảnh báo khi có nguy hiểm. Bởi vậy, hành động Harambe giữ cậu bé 4 tuổi có thể là cách con khỉ đột muốn đưa cậu bé tránh xa đám đông, tương tự như hành vi bảo vệ.

bắn súng
Những người biểu tình đòi tẩy chay vườn thú Cincinnanti. (Ảnh: CNN)

Một số người khác thì hướng sự chỉ trích vào sở thú, rằng đã linh cảm một cách… thái quá. Không ít người biểu tình đã tập trung bên ngoài vườn thú Cincinnanti vào ngày 29/5 và kêu gọi tẩy chay vườn thú này.Hành động bắn chết chú khỉ đột 17 tuổi của nhân viên vườn thú Mỹ đã tạo một làn sóng phẫn nộ trong dư luận. Một số người còn cho rằng, cha mẹ của cậu bé phải chịu trách nhiệm về sự cố đáng tiếc này. Một cuộc kêu gọi trực tuyến để đòi “công lý cho Harambe” bằng cách đưa vụ việc ra tòa đã thu thập được hơn 8.000 chữ ký trong vòng chưa đầy 24 giờ qua.

Chia sẻ