Chuyên gia tâm lý Trịnh Trung Hòa

Khi “chuyện ấy” trở thành nỗi sợ

,
Chia sẻ

Chồng tôi có nhu cầu tình dục rất mạnh mẽ nhưng tôi lại bị đau mỗi khi làm chuyện ấy. Mỗi lần đòi hỏi không được là anh lại nghi vợ ăn "nem" bên ngoài rồi nên chán.

Chồng tôi có nhu cầu tình dục rất mạnh mẽ nhưng tôi lại bị đau đớn mỗi khi làm chuyện ấy. Chúng tôi có thử những kiểu cách khác nhau nh­ưng không sao khắc phục được. Điều khổ tâm hơn là tôi không thể nào nói để chồng tôi thông cảm. Thậm chí anh ấy còn cho là tôi không yêu chồng nên giả bộ như vậy và biết đâu tôi còn có quan hệ với ai khác nên tìm cách cự tuyệt anh. Cuộc hôn nhân của chúng tôi bị ảnh hưởng điều này rất nhiều vì từ sự trục trặc này còn dẫn đến một số mâu thuẫn khác nữa, khiến tôi đã nghĩ tới ly hôn. Xin cho tôi một lời khuyên để vượt qua tình trạng khổ tâm này vì thực ra chồng tôi là một người tốt và tôi không muốn mất anh ấy.

Trả lời:

Tình dục thoả mãn là một trong những nhu cầu cảm xúc rất quan trọng trong đời sống vợ chồng, thiếu nó hôn nhân trở nên mạo hiểm. Nhưng nếu cố gắng chịu đau còn tồi tệ hơn. Vì vậy xin nói ngay, nếu bạn đau đớn khi quan hệ tình dục thì không nên quan hệ nữa, dừng lại ngay. Hãy đến bác sĩ để được xác định nguyên nhân gây ra đau đớn và giúp bạn khắc phục sự cố này. Nếu sự đau đớn không phải lý do bệnh lý thì cần phải tìm ra nguyên nhân tâm lý. Hầu hết phụ nữ suốt cuộc đời họ không hề bị đau khi quan hệ tình dục. Bởi vì âm đạo đư­ợc thiên nhiên thiết kế để giao hợp và vận hành tốt cho mục đích đó. Có hai mức độ đau đớn ở âm đạo khi giao hợp là sơ cấp và thứ cấp.
 

Đau âm đạo sơ cấp

Một trong số tình trạng sơ cấp chung nhất gây ra sự đau âm đạo trong thời gian giao hợp là do âm đạo bị khô. Thông thư­ờng, khi bản năng tình dục của người phụ nữ được khơi dậy, một thứ chất nhờn sẽ tiết ra giống như máy móc đ­ược tra dầu mỡ cẩn thận trước khi vận hành. Nh­ưng nếu bản năng tình dục chưa đư­ợc khơi dậy, hoặc thiếu chất nhờn vì lý do nào đó, thì quan hệ sẽ gây ra đau đớn làm tổn thương lớp da lót âm đạo và trong một số trư­ờng hợp, lớp da đó có thể bị rách và chảy máu. Cho nên trư­ớc hết, tránh quan hệ khi bản năng tình dục chưa đ­ược khơi dậy.

Thứ hai, nên sử dụng chất nhờn nhân tạo để bôi trơn có bán ở các hiệu thuốc như Vagisil Intimate Mosturizer hoặc Replens Vaginal Mosturizer thay thế cho chất bôi trơn tự nhiên.

Đau âm đạo thứ cấp

Nếu sự đau đớn không do bệnh sinh lý thì chắc chắn nó là vấn đề tâm lý, không thể khác được. Thật ra, đa số các trư­ờng hợp gây khó chịu hoặc đau đớn trong âm đạo kéo dài có liên quan tới một phản xạ gọi là vaginismus. Đó là một phản xạ đau đớn nảy sinh liên quan tới hiện tượng đau âm đạo sơ cấp. Nói cách khác, nếu bạn trải qua âm đạo bị đau sơ cấp như đã đề cập, thì nó có thể phát triển thành thứ cấp (secondarily). Và sau khi sơ cấp đã được chữa khỏi, bệnh đau âm đạo có thể vẫn còn.

Để khắc phục điều này, chính bạn cần phải chủ động điều khiển sự thâm nhập theo ý bạn, chứ không phải chồng bạn. Anh ta cần phải để bạn hoàn toàn chủ động, nếu thấy hơi đau phải dừng lại ngay. Dần dần, bạn sẽ có thể quan hệ mà không có bất kỳ sự đau đớn nào. Nếu thấy đau trở lại thì cũng sẽ trong một dạng nhẹ hơn và bạn có thể loại trừ nó với việc giành lại thế chủ động với tiết tấu nhịp nhàng trong quá trình quan hệ. Xin nhắc lại rằng bất cứ khi nào phản xạ đau đớn xuất hiện cảm thấy khó chịu hãy dừng lại ngay lập tức. Nếu bạn cố gắng chịu đau để “chiều” chồng thì chỉ sau một thời gian sẽ hình thành triệu chứng gọi là "ác cảm tình dục", có khi chỉ mới nghĩ đến đã sợ thì điều trị sẽ khó hơn.
 
Chuyên gia tâm lý Trịnh Trung Hòa tư vấn
Chia sẻ