Khi chồng bỗng dưng... thất nghiệp

,
Chia sẻ

Đối mặt với tình trạng suy thoái kinh tế, không ít ông chồng đã bị sa thải.

"Áp lực kinh tế có mối liên quan trực tiếp tới hạnh phúc gia đình. Một khi người đàn ông rơi vào cảnh túng quẫn và không có khả năng kiếm tiền, anh ta sẽ căng thẳng tột độ'"– Corinne Sweet (chuyên viên tâm lý) chia sẻ.
 
Xem ảnh lớnBuồn chán kéo dài là tâm trạng chung của các ông chồng khi mất việc. Nó còn kéo theo một loạt tính xấu khác từ người bạn đời như cáu kỉnh, bê tha, mất phương hướng, sa ngã và quá nhạy cảm. Chứng kiến cảnh chồng mình như vậy, đa phần chị em sẽ nảy sinh cảm xúc giận dữ, coi thường, phẫn uất.Xem ảnh lớn

“Khi sự nản lòng lên tới cực điểm, bạn sẵn sàng ném vào ông xã những lời miệt thị khủng khiếp. Tất nhiên, tình cảm vợ chồng sứt mẻ là điều đã được cảnh báo” – một người vợ chia sẻ. Theo đó, mối quan hệ gia đình mà bạn mất bao năm gìn giữ có nguy cơ sụp đổ hoàn toàn.
Vai trò của người vợ

- Để đảm bảo rằng ông xã không bi quan đến mức tiếp tục làm người thừa trong tương lai, bạn nên thảo luận các kế hoạch tìm việc với chồng.
 
“Trao đổi cởi mở là cực kỳ quan trọng, tuy nhiên, bạn nên tránh đàm phán khi thấy chồng mệt mỏi hoặc chìm đắm trong men say. Bởi vì lúc này, mọi lời của bạn sẽ mở đầu cho một cuộc cãi vã và đối đầu” – Chuyên viên Swett gợi ý.

- Bạn cũng nên tránh cảm giác dồn ép khi đề cập đến chuyện tiền bạc với chồng. Nên tìm những tình huống ít nhạy cảm và hiệu quả hơn, ví dụ, bạn có thể trao đổi với anh ấy về khó khăn trong tiền học của con.

- Bản thân bạn cũng nên lạc quan: Thử coi tình huống anh ấy bị thất nghiệp là cơ hội vợ chồng gần gũi và giúp đỡ nhau. Nếu biết cổ vũ nhau, vợ chồng bạn sẽ tạo ra sức mạnh để vượt qua bất kỳ khủng hoảng nào trong cuộc sống.

- Động viên chồng: Khi bị mất việc, đàn ông thường cô đơn và bất lực, bạn nên tránh những chủ đề khơi gợi nỗi đau như “Anh chồng của cô bạn em kiếm được thật nhiều” hoặc “Anh đã tài giỏi lắm mà, sao giờ lại ngồi nhà bó gối thế?”… Thay vào đó, bạn nên khẳng định với chồng rằng, đây chỉ là hoàn cảnh tạm thời thôi, nếu anh ấy cố gắng thì mọi chuyện sẽ sớm ổn thỏa…

- Gợi nhớ về quá khứ: Nếu bố chồng đã từng bị sa thải thì hẳn mẹ chồng sẽ là một tấm gương để bạn học hỏi. Bạn có thể trao đổi với bà về kỹ năng giải quyết khó khăn cũng như tìm sự nâng đỡ về mặt tinh thần cho chồng.
 
- Lên kế hoạch tìm việc cùng chồng: Thông qua các mối quan hệ bạn bè, họ hàng… bạn có thể tìm kiếm các cơ hội việc làm cho ông xã. Nếu anh ấy chán nản đến mức muốn buông xuôi mọi việc, bạn nên là người chủ động “vực” chồng thức giấc. Có thể gửi mail, hồ sơ xin việc… đến những nơi phù hợp với anh ấy và lạc quan chờ đợi.

Theo Mẹ và bé

Chia sẻ