Khi bé bị nhiễm giun

Saga,
Chia sẻ

Giun kim là một loại giun lây nhiễm phổ biến ở trẻ em, khiến trẻ học không tập trung, hay quên, chán ăn, giảm cân và mất ngủ.

Trẻ mắc cỡ vì… ngứa hậu môn

Gần đây sáng nào bé Minh (lớp 3, TP.HCM) cũng chần chừ, không chịu đi học, ăn uống thất thường. Nghĩ con học mệt, chị Mai, mẹ bé Minh, thường hay nấu những món con thích để bồi dưỡng nhưng Minh vẫn không chịu ăn. Tối đến chị hay thấy con loay hoay không chịu ngủ, trong khi cô giáo lại gọi điện báo là con hay ngủ gật trong lớp. Cho đến cách đây 3 ngày, Minh bị đau bụng quằn quại, phải nhập viện trong tình trạng khẩn cấp. Đến lúc này, chị Mai mới tá hỏa là con mình bị nhiễm giun kim lâu ngày – một loại giun lây nhiễm phổ biến ở trẻ em. Giun kim khiến người nhiễm bị ngứa dữ dội xung quanh khu vực hậu môn, còn gây chán ăn, giảm cân và mất ngủ. Đây cũng là nguyên nhân khiến Minh thường không tập trung trong giờ học và hay quên. Tâm sự với mẹ, Minh cho biết em thường hay bị ngứa hậu môn nên trong giờ học thường lấy tay gãi và bị bạn bè chọc. Điều này càng làm cho em thêm mặc cảm, không dám chia sẻ với ai, kể cả mẹ.

Các loại giun sống trong cơ thể người

Cha mẹ nên tẩy giun định kỳ, chọn loại thuốc đúng liều và an toàn cho con

Chuyện của bé Minh chỉ là một trong những trường hợp nhiễm giun kim điển hình ở trẻ. Đây là một loại giun lây nhiễm phổ biến ở trẻ em, khiến người nhiễm bị ngứa nhiều xung quanh khu vực hậu môn, gây chán ăn, giảm cân và mất ngủ. Ngoài giun kim, các loại giun khác thường gặp ở cơ thể người là giun đũa, giun tóc, giun móc. Giun không chỉ hút các chất dinh dưỡng khiến cơ thể suy nhược, thiếu máu, thiếu sắt, ảnh hưởng trực tiếp đến chuyện học tập và làm việc, mà còn là nguyên nhân dẫn đến các bệnh nguy hiểm như viêm loét ruột, viêm đường mật, tắc ruột, viêm tụy cấp… Ngoài ra, giun còn thải các chất độc, dẫn đến các biểu hiện bệnh lý như buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, dị ứng… khiến người nhiễm thường khó chịu và ăn không ngon. Người nhiễm giun nặng thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Theo Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương, mọi người nên tẩy giun định kỳ 6 tháng 1 lần, vì sau 6 tháng, cơ thể đã có thể tái nhiễm giun trở lại. Hiện nay trên thị trường có thuốc tẩy giun chứa mebeldazol 500mg dạng Polymorph C giúp tẩy giun hiệu quả, có thể sử dụng vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày và chỉ cần 1 viên duy nhất. Đối với trẻ em trên 2 tuổi, phụ huynh có thể sử dụng thuốc có mùi vị để khuyến khích sự hợp tác của bé.

PGS – TS Trần Thanh Dương, Viện trưởng Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương, khuyên mọi người nên tẩy giun định kỳ 6 tháng 1 lần để bảo vệ sức khỏe
 
LD50 là chữ viết tắt của liều gây độc trung bình, LD50 càng cao thì sẽ càng ít gây độc tính. Nguồn: Rodriguez-Caabeiro F. et al, Chemotherapy 1987; 33(4):266-71

Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương kêu gọi mọi người tẩy giun vào ngày Quốc tế Thiếu nhi 1.6. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ chương trình Tẩy giun cộng đồng 6116 nhằm khuyến khích mọi người tẩy giun định kỳ 6 tháng 1 lần vào ngày 6.1 và 1.6 hàng năm. Trong đợt triển khai ngày 6.1, hơn 11.000 phụ huynh đã được tham gia khảo sát và tư vấn hotline về việc tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần cho trẻ. Kết quả khảo sát cho thấy có 56,4% phụ huynh không tẩy giun định kỳ 6 tháng 1 lần cho trẻ; trong đó, 4,1% chưa bao giờ tẩy giun cho con, 9,9% phụ huynh không nhớ đã tẩy giun cho con hay chưa và gần 42,5% trẻ em được tẩy giun cách đây từ 1 năm trở lên.

giun

Nội dung do Viện Sốt Rét – Ký Sinh Trùng – Côn Trùng TƯ phụ trách và Janssen Cilag Ltd. tài trợ

 

Chia sẻ