Khi ăn măng phải nhớ nguyên tắc: 5 nhóm người không được ăn, 3 điều cần tránh kẻo ngộ độc, mất mạng

ĐỖ ĐỖ,
Chia sẻ

Lương y Bùi Đắc Sáng khẳng định măng là thực phẩm tốt cho sức khỏe vì sự đa dạng dinh dưỡng, tuy nhiên nó có thể tốt với người này, nhưng lại độc với người khác.

Theo Đông y, măng là một món ăn rất ngon, giàu chất dinh dưỡng có lợi và còn có tác dụng trị nhiều bệnh. Thường xuyên ăn măng sẽ giúp bạn trị đờm, lợi tiểu, làm sáng mắt rất hữu hiệu. Không những thế, măng còn có thể hấp thụ chất béo, thúc đẩy quá trình lên men thực phẩm, có tác dụng tiêu hóa và bài tiết tốt.

Ai ăn măng cũng phải nhớ nguyên tắc 5 người không ăn, 3 điều cần tránh kẻo ngộ độc, mất mạng - Ảnh 1.

Trong 100g măng vầu tươi có 91 g nước, 1,4g protid, 2,5g glucid, 4,5g chất xơ. Trong 100g măng ngâm chua có 92,8g nước, 1,4g protid, 1,4g glucid, 4,1 g chất xơ.Trong 100g măng khô có 23g nước, 13g protid, 2,1g lipid, 21,5g glucid, 36g chất xơ.

Theo lương y Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội) dù măng tươi là món ngon, giàu chất dinh dưỡng nhưng có một số trường hợp tuyệt đối không được ăn. Ngoài ra, nhiều gia đình có thói quen cực kỳ cẩu thả khi ăn măng.

"Nếu không chịu thay đổi, cứ mắc sai lầm này thì chúng ta sẽ biến măng thành thuốc độc", lương y Sáng cảnh báo.

Chính vì vậy trước khi ăn măng, người dùng nên lưu ý 5 đối tượng cấm ăn và 3 sai lầm cấm phạm dưới đây.

5 đối tượng cấm được ăn măng kẻo tổn hại sức khỏe

- Phụ nữ có thai: Vì trong măng có chứa độc tố glucozit, thành phần này sẽ sinh ra acid xyanhydric. Sau khi đi vào dạ dày, glucozit bị phân hủy với tác dụng của men tiêu hóa, chất chua trong dạ dày; sau đó acid xyanhydric sẽ bị đẩy ra ngoài dưới dạng dịch nôn. Nếu acid bị đẩy ra ngoài tức là cơ thể không chịu nổi chất độc. Nhiều trường hợp bà bầu bị ngộ độc măng, dấu hiệu là: nôn, đau bụng, đau đầu… và ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi.

Bà bầu không nên ăn măng tươi.

- Người bị viêm loét dạ dày, tá tràng: Theo Đông y, loại thực phẩm này có tính hàn, khó tiêu hóa nên những người mắc bệnh loét dạ dày và tá tràng, viêm dạ dày, xơ gan, giãn tĩnh mạch thực quản, không nên ăn nhiều để tránh làm cho tình trạng bệnh nặng hơn.

- Người bị bệnh thận: Măng tây, măng tre là thực phẩm giàu canxi không có lợi cho bệnh thận mạn tính và suy thận.

- Người bị gút: Các loại thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh như: măng tre, măng trúc, măng tây sẽ làm gia tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể, làm bệnh gout trở nên trầm trọng hơn.

Ai ăn măng cũng phải nhớ nguyên tắc 5 người không ăn, 3 điều cần tránh kẻo ngộ độc, mất mạng - Ảnh 4.

Bệnh nhân bị gút cần nói không với măng kẻo bệnh càng thêm nặng.

3 sai lầm cần tránh khi ăn măng

- Luộc măng qua loa: Theo lương y Sáng, trong măng có độc tố cyanide, độc tố này khi đi qua đường tiêu hóa sẽ biến thành axit cyanhydric (HCN), gây hại cho cơ thể. Khi luộc sôi khoảng 12 giờ, hàm lượng cyanide vẫn còn khoảng 160mg trong mỗi cân. Nhưng nếu luộc và ngâm nước lâu ngày, khi măng đã ngả màu vàng và mùi chua, thì hàm lượng cyanide chỉ còn khoảng 9mg trong mỗi kg. Để tránh bị ngộ độc, trước khi nấu măng phải được luộc thật kỹ và rửa đi rửa lại rất nhiều lần.

Ai ăn măng cũng phải nhớ nguyên tắc 5 người không ăn, 3 điều cần tránh kẻo ngộ độc, mất mạng - Ảnh 5.

- Đậy vung như khi nấu măng: Không nên đậy vung khi nấu măng vì có thể làm chất độc trong măng không bay ra được. Tốt nhất sau khi mua măng về, chị em cần rửa sạch, ngâm muối, sau đó luộc kỹ 3 lần và hãy mở vung để độc tố bay đi.

- Không sử dụng măng tươi ngâm dấm, ăn xổi: Do độc tố trong măng gây hại cho sức khỏe nên măng ngâm dấm chưa đủ thời gian, măng chưa ngả sang màu vàng ươm và chưa có mùi chua thì có thể gây ngộ độc cho người ăn.

Chia sẻ