Khán giả Việt và "thói xấu" nhìn đâu cũng thấy... "đạo"
Không biết từ bao giờ mà khán giả Việt lại... "tự ti" đến thế. Trong mắt họ, chỉ cần các tác phẩm điện ảnh Việt có 1 tý liên quan hay mang phong cách giống một bộ phim nào đó thì ngay lập tức nó sẽ được gắn cho ngay 2 chữ "hàng đạo".
Những ngày vừa qua, vụ lùm xùm nghi án đạo poster của bộ phim Cưới Ngay Kẻo Lỡ đã thu hút được khá nhiều sự quan tâm của khán giả. Một phần vì đây là một tác phẩm điện ảnh mới được công bố, và tiếp nữa là vì... lại dính nghi án "đạo". Trong nghi án này, các khán giả khó tính đã trưng ra 2 poster phim nước ngoài có thiết kế tương tự poster của Cưới Ngay Kẻo Lỡ và khẳng định poster phim Việt là "hàng sao chép ý tưởng".
Và sự thật?
Bao giờ khán giả Việt mới bỏ được thói xấu "nhìn đâu cũng thấy đạo" khi nhắc đến phim Việt? Không ai muốn xài lại "ý tưởng" của người khác cả, và đối với môn nghệ thuật thứ 7 này thì lại càng không. Qua sự việc tấm poster của Cưới Ngay Kẻo Lỡ, lại một lần nữa, chúng ta lại càng thấy được sự "tự ti" khá rõ của một bộ phận rất đông khán giả Việt khi không bao giờ dám tin và tự hào vào các tác phẩm Việt Nam. Chỉ cần là phim Việt, poster Việt thì ngay lập tức chúng sẽ nhận được những ánh nhìn soi mói thiếu thiện cảm hơn là những cái nhìn động viên và công tâm.
Chắc chắn, nhiều khán giả sẽ cảm thấy rất không chỉ Cưới Ngay Kẻo Lỡ mà tất cả các tấm poster trên đều nhìn rất... "quen quen". Xin thưa, không quen sao được khi cách sử dụng bố cục này được sử dụng khá phổ biến trong các poster phim trên thế giới. Nếu chịu khó ngồi search trên mạng thì việc kiếm ra thêm các poster được thiết kế theo dạng này không phải là khó. Nếu như thế thì mắc mớ gì mà vội "quy chụp" cho poster Cưới Ngay Kẻo Lỡ là "đạo". Nếu là "đạo" thì những poster khác sẽ thế nào và đâu là... bản gốc?
Mở rộng ra hơn, việc xác định một tấm poster "đạo" hay "không đạo" là một việc hết sức... chủ quan và khó có cơ sở rõ ràng trừ khi chúng giống nhau như đúc. Nếu bạn đã ác cảm và nghĩ rằng nó "đạo" thì nhìn cỡ nào bạn cũng sẽ thấy nó giống y chang cái mà bạn bảo nó "đạo". Ngược lại, nếu đủ thông minh và tinh ý, bạn sẽ hiểu rằng có những cái người ta gọi là "phong cách", "trường phái" hay những cái tương tự như thế.
Nhìn qua tất cả các poster từ trước đến nay trên thế giới, không khó để chúng ta có thể thấy được những sự lựa chọn giống nhau về phong cách thiết kế như thế này. Và tất nhiên, chả ai bảo chúng là hàng "đạo" bao giờ. Phải chăng, chỉ vì là phim Việt mà Cưới Ngay Kẻo Lỡ đã phải chịu điều "oan ức" này?
Trường phái "bịt mắt"
Trường phái "độc nhãn"
Trường phái "quay lưng"
Trường phái "trên giường"
Trường phái "các thể loại váy tung bay"
Trường phái "dạng hai chân"
Trường phái "đuôi quỷ"
Trường phái "chạy"
Trường phái "chữ đỏ, nền đen"
Trường phái "đấu lưng"
Trường phái "chữ nổi trên mặt nhân vật"
Trường phái "phim tài liệu"
Với hàng loạt phong cách thiết kế poster bên trên, chắc chắn mỗi khán giả đã tìm được câu trả lời chính xác cho câu hỏi "poster Cưới Ngay Kẻo Lỡ có "đạo" hay không?"... Vì nếu tấm poster này mà là đạo thì có lẽ cả thế giới đều "đạo" của nhau chứ không chỉ có riêng Việt Nam mới "xứng đáng" bị gọi là "đạo".
Bình Phim Hay - Nhận Vé Đẹp Bạn yêu điện ảnh, bạn thích bình luận về phim, hay chỉ đơn giản là bạn chỉ thích ngồi nhà xem phim truyền hình. Hãy chia sẻ với Afamily.vn những cảm xúc của bạn về tất cả các bộ phim mà bạn đã từng xem. Chúng tôi luôn đón nhận tất cả những bài viết đánh giá cũng như bình luận phim của mọi độc giả qua chuyên mục mới "Bình Phim Hay - Nhận Vé Đẹp". Với mỗi bài viết đánh giá, bình luận, chia sẻ cảm xúc được chọn đăng, độc giả sẽ nhận được một cặp vé xem phim 2D hoặc cặp vé xem phim trong suất chiếu đặc biệt ngày ra mắt các phim mới tại Việt Nam. Lưu ý: - Mỗi bài viết hợp lệ được chọn đăng có độ dài từ 600 - 1000 chữ. Thư tham gia gửi về mục Phim Ảnh (email: phimanh@afamily.vn |